HomeKiến ThứcAMM(Automated Market Maker) là gì?Tìm hiểu thông tin chi tiết về AMM

AMM(Automated Market Maker) là gì?Tìm hiểu thông tin chi tiết về AMM

Nếu anh em là một nhà giao dịch tiền điện tử thì chắc hẳn anh em đã biết rằng: Trong tất cả các đổi mới của Defi thì Automated Market Maker (AMM) là nổi bật nhất. Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) dựa trên AMM là bằng chứng chứng minh đây là đổi mới Defi có tác động lớn nhất.

AMM cho phép việc tạo và chạy thanh khoản để có thể truy cập nhiều token khác nhau. Vậy anh em hãy cùng Việt Coin tìm hiểu AMM là gì? Có tác động ra làm sao? Những hạn chế rủi ro gì cần lưu ý nếu quan tâm đến AMM nhé.

AMM là gì?

AMM (viết tắt của Automated Market Maker) là công cụ tạo lập thị trường theo cơ chế tự động. Đây là phương thức giao dịch sử dụng thuật toán để tính toán giá token ngay tại thời điểm mua.

AMM là gì?Tìm hiểu thông tin chi tiết về AMM
AMM là gì? (Ảnh: Internet)

Trong cơ chế của AMM,  smart contract đóng vai trò là một nhà trung gian, người bán sẽ bỏ tài sản vào một nơi gọi là Pool thanh khoản, sau đó người mua sẽ swap tài sản họ đang có với tài sản trong pool thông qua smart contract.

Anh em sẽ thường AMM thường gặp ở các sản phẩm DEX (Decentralized exchanges) như: Uniswap, Bancor, Mooniswap… Cơ chế AMM có thay đổi đôi chút giữa các sàn, với mục để thu hút người dùng, nhưng nhìn chung thì khá giống nhau.

Lợi ích & hạn chế của AMM

Lợi ích

  • Trượt giá thấp (đối với các token thanh khoản kém).
  • Độ trễ của giao dịch được tính bằng mili giây thay vì giây.
  • Các thị trường phát triển có tính thanh khoản cao.
  • Giảm thiểu thao túng thị trường, rửa tiền.
  • Tạo thu nhập thụ động cho Liquidity providers.

Hạn chế

  • Việc tạo pool trên các sàn AMM dường như là quá dễ, đặc biệt là ở Uniswap, cũng vì lý do đó nên hiện nay, rất nhiều scam token xuất hiện trên thị trường, tất cả đều giống từ logo đến tên token. Do đó, để phân biệt được real và fake token chính là nhờ vào smart contract.  Tuy nhiên nếu anh em là người mới thì rất dễ bị nhầm lẫn dẫn đến mất tiền vì gửi tiền vào sai smart contract.
  • Không thể treo lệnh bán giá cao hoặc mua giá thấp trong tương lai cho người dùng không có thời gian canh giá.
  • Impermanent loss: Hiểu đơn giản ở đây chính là việc tổn thất có thể xảy ra khi so sánh giữa việc anh em hold token trên wallet và đóng góp vào pool. Phí để trả cho providers tùy thuộc vào pool, pool càng lớn thì phí càng rẻ.

Pool thanh khoản là gì

Như nội dung Việt Coin đã đề cập bên trên. Cách thức hoạt động của Automated Market Maker (AMM) đòi hỏi phải có một nguồn cung cấp thanh khoản có sẵn.

Nghĩa là phải có người cung cấp cả hai loại tiền điện tử một lúc vào pool để người dùng có thể trao đổi khi có nhu cầu. Để bù lại, họ sẽ được nhận một khoản phí nhất định khi có giao dịch phát sinh, thường là 0,3%. Đây là một khoản phí đáng kể nếu tính theo hằng năm. Điều này dễ khiến cho vị thế độc quyền lợi nhuận của các sàn giao dịch có nguy cơ bị phá vỡ khi người dùng cũng có thể được hưởng phí giao dịch.

AMM là gì?Tìm hiểu thông tin chi tiết về AMM
Pool thanh khoản có bản chất là hai loại tiền điện tử được gom chung lại (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, việc trao lợi nhuận đến người cung cấp thanh khoản cũng đã giải quyết vấn đề thiếu thanh khoản đối với các loại tiền điện tử kém phổ biến khi họ có động lực đem tiền lên các Automated Market Maker (AMM) để kiếm lợi nhuận.

Thực trạng hiện tại của AMM

Trong bối cảnh các hệ sinh thái lần lượt mọc lên, AMM được coi là một mắc xích đầu tiên được chú ý đến, bởi vì nơi này được xem như trung tâm giao dịch của cả hệ sinh thái.

AMM là gì?Tìm hiểu thông tin chi tiết về AMM

Ví dụ mà Việt Coin muốn nói ở đây là Polygon, khi Layer-2 được chú ý, cụ thể khi bắt đầu với Polygon, thì Quickswap đã có mức tăng trưởng khủng khiếp, từ ~$10 lên đến $1,000 cho 1 token QUICK. Hay đối với Avalanche, kể từ khi cộng đồng chú ý đến sự tăng trưởng của AVAX, thì giá của PNG (token của Pangolin), hay JOE (token của Trader JOE) cũng pump theo.

Một xu hướng khác trong năm 2021 đó là AMM, với việc tích hợp hàng loạt chức năng, biến các AMM trở thành một DeFi hub thu nhỏ. Lấy ví dụ với Sushi: Trước đây, hầu như anh em chỉ biết SushiSwap với Swap token, thì giờ đây SushiSwap đã được được gọi với tên đơn giản hơn là Sushi vì thực chất, dự án đã tích hợp rất nhiều sản phẩm khác như Lending (Kashi), IDO Platform (Miso),…

Một cái tên tiêu biểu khác trong AMM, đó là PancakeSwap, cũng đã đi theo hướng đó với rất nhiều mô hình được xây dựng trên CAKE (token của dự án) có thể kể đến như IFO, xổ số,…

AMM hiện vẫn còn sơ khai trên thị trường Crypto. Các AMM mà chúng ta biết và sử dụng ngày nay như Uniswap, Curve hay PancakeSwap thường có những thiết kế dễ chịu, dễ sử dụng, nhưng vẫn còn khá hạn chế về tính năng.
Trong tương lai, nhiều thiết kế mới cho AMM có thể được tạo ra. Điều này sẽ dẫn đến phí rẻ hơn, ít ma sát và thanh khoản tốt hơn cho người dùng DeFi. Trên đây là những thông tin liên quan đến AMM(Automated Market Maker) mà Việt Coin đã tìm hiểu và tổng hợp. Hi vọng sẽ hữu ích cho anh em. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIn nhanh