Hệ sinh thái được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong thị trường Crypto. Nó tác động trực tiếp đến lộ trình cũng như tiềm năng của một đồng coin được xây dựng trên hệ sinh thái đó. Cùng tìm hiểu hệ sinh thái Crypto là gì qua bài viết này của Việt Coin nhé!
Hệ sinh thái trong Crypto là gì?
Hệ sinh thái trong thị trường Crypto được hiểu là những nền tảng công nghệ blockchain khác nhau và ở đó nó cho phép các nhà phát triển có thể xây dựng và phát triển sản phẩm của họ trên những công nghệ đó. Mỗi sản phẩm sẽ được kết nối, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái.
Một hệ sinh thái Crypto bao gồm 4 phần chính: Transactions & Payment Services, DeFi, Social & Entertainment, Enterprise blockchain solutions.
Thống kê của Electric Capital cho thấy,thị trường Crypto hiện có hơn 100 hệ sinh thái lớn nhỏ đang hoạt động. Hai hệ sinh thái lớn nhất trong thị trường Crypto đến lúc này là Ethereum, Binance Smart Chain. Ngoài ra không thể không kể đến những cái tên như: Polygon, Avalanche, Arbitrum, Cosmos, Cardano, Polkadot, NEAR Protocol, Flow, Celo, Fantom,…
Dưới đây là Top 8 hệ sinh thái Crypto đáng chú ý nhất.
1.Ethereum
Ethereum ra đời vào ngày 30/07/2015, được phát triển bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Ethereum Foundation. Đây là một hệ thống phi tập trung có chức năng hợp đồng thông minh (Smart Contract), không có sự can thiệp của bên thứ ba. Ethereum ra đời với mục đích khắc phục những nhược điểm như phí giao dịch và thời gian thanh toán của Bitcoin.
Để giúp hệ sinh thái Ethereum phát triển bền vững, các nhà sáng lập đã cho ra đời đồng Ether (ETH). Hiện nay, token của Ethereum chỉ đứng sau Bitcoin trên bảng xếp hạng CoinMarketCap với vốn hoá thị trường khoảng 186 tỷ USD. Ether được dùng để chi trả các khoản phí giao dịch và dịch vụ thanh toán trên Ethereum.
Một số mảnh ghép của hệ sinh thái Ethereum: DeFi, Centralized Exchanges, Infrastructure, Scaling, NFT, Data/Analytics, Auditors, Events, Corporate Testing.
2.Binance Smart Chain (BSC)
Năm 2019, Binance ra mắt blockchain với tên gọi Binance Chain. Tuy nhiên nền tảng này chỉ tập trung chủ yếu vào việc chuyển đổi và giao dịch tài sản blockchain. Điều này vô tình khiến nó tự tạo vật cản với thị trường. Tháng 4/2020, Binance đã tạo ra 1 blockchain khác chạy song song với Binance Chain có tính năng hợp đồng thông minh và tương thích được với Ethereum thông qua cơ chế EVM.
Đó là Binance Smart Chain (BSC). Đây là 1 nền tảng blockchain công khai do Changpeng Zhao (CZ) điều hành. BSC được xây dựng dựa trên cơ chế EVM (Ethereum Virtual Machine) của Ethereum và cơ chế đồng thuận PoSA (Proof of Staked Authority).
Nó hoạt động song song với nền tảng Binance Chain, giúp người dùng tận dụng được khả năng giao dịch trên Binance Chain và hợp đồng thông minh trên BSC. Đây là lợi thế bởi nó còn giúp dễ dàng chuyển các dự án được xây dựng trên Ethereum sang BSC.
BSC sử dụng Binance Coin (BNB) do sàn Binance phát hành thay vì phát hành Token riêng. Hiện tại, Binance Coin (BNB) đang đứng vị thứ 5 trên CoinMarketCap. Token BNB có thể sử dụng để giao dịch trên Binance.com, Binance DEX, Binance Chain.
Thậm chí còn có thể trả phí gas để triển khai hợp đồng thông minh trên BSC. Tính đến cuối năm 2021, BNB chỉ xếp sau Ethereum về giá trị vốn hóa trên thị trường, với mức tăng khoảng 1.700%.
Đến thời điểm này, đã có hơn 200 dự án được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái của Binance Smart Chain. Những cái tên nổi bật có thể kể tới như: Infrastructure & Tooling, DeFi (AMM-DEX, Lending & Borrowing, Yield, Stablecoin, Insurance, IDO/Laundpad), NFT, GameFi & Metaverse.
3.Cardano
Cardano ra đời năm 2015, bởi Chales Hoskinson nhằm mục tiêu thay thế cơ chế Proof of Work và Ethereum 2.0. Đến năm 2017, Nền tảng Cardano gọi vốn thành công thông qua hoạt động ICO với 60 triệu USD.
Cardano là một nền tảng blockchain phi tập trung, sử dụng mã nguồn mở. Là thế hệ blockchain thứ 3 sử dụng cơ chế đồng thuận mới của Ouroboros Proof of Stake. Cardano tiếp tục hướng đến việc khắc phục những hạn chế của Bitcoin và Ethereum. Nó tập trung vào tính bền vững, khả năng mở rộng và tính minh bạch của hệ sinh thái và các sản phẩm trên đó.
ADA là token chính của Cardano. Hiện ADA đang đứng ở vị trí thứ 7 trên thị trường và điều đáng nói là dù có rất nhiều token ra đời nhưng ADA vẫn luôn nằm trong top 10 trên CoinMarketCap với mức vốn hoá thị trường gần 20 tỷ USD. ADA được dùng để thanh toán phí giao dịch trên Cardano, Staking,…
Đến nay đã có hơn 150 dự án được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái Cardano, gồm nhiều lĩnh vực như: AMM-DEX, Lending, Oracle, LaunchPad, Bridge, NFT, Gaming, Wallet, Stablecoin, Payment, Aggregator.
Xem thêm
Tổng quan về chương trình Airdrop của PAV – Pavilion Network
10 NFT đắt nhất từng được bán trên thị trường
4.Polkadot
Polkadot được thành lập năm 2017 bởi Gavin Wood người tạo ra Kusama và đồng thời là người đồng sáng lập ra Ethereum. Đây là một dự án được hỗ trợ bởi Web 3 Foundation. Tháng 7/2018, Parachain đầu tiên của Polkadot được triển khai. Và đến tháng 5/2020, Polkadot chính thức ra mắt.
Polkadot là 1 công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi dạng Multi – Chain, không đồng nhất (Heterogeneous). Nó cho phép kết nối các blockchain riêng lẻ, tạo ra hợp đồng thông minh tạo điều kiện cho các tài khoản blockchain không cần hardfork khi nâng cấp.
Bên cạnh đó, Pokadot còn cho phép người dùng tự xây dựng blockchain riêng trên hệ thống của nó. Nhờ công nghệ Multi – Chain mà tốc độ xử lý giao dịch của hệ sinh thái Polkadot được đẩy nhanh gấp 100 lần so với các DApp riêng lẻ.
Token gốc của hệ sinh thái Polkadot là DOT và đây cũng là một trong những đồngcoin có giá trị nhất trên thị trường Crypto. Hiện nay DOT đang giữ vị trí thứ 12 với hơn 7 tỷ USD vốn hóa (thống kê của CoinMarketCap). DOT được dùng trong các trường hợp chuyển nhượng, quản trị, Staking, đấu giá Parachain và Crowloan.
Hệ sinh thái Polkadot được đánh giá là khá hoàn thiện. Thống kê cho thấy nó đã có hơn 470 dự án thuộc nhiều lĩnh vực như: Wallet, Oracle, NFT, DAO, Bridge, Data, DeFi, Privacy, SmartContracts, Exchange, Scaling, Gaming, Identity, IOT, Crowdloan, Hiring, CeFi, Auction. Một số dự án Polkadot hàng đầu như: Acala Network, Mạng Plasm, Moonbeam Network, Clover Finance, Edgeware, Kilt Protocol,…
5.Avalanche
Avalanche chỉ mới chính thức hoạt động trên thị trường từ tháng 9/2020 tại Hoa Kỳ và vận hành bởi nhóm Ava Labs. Đến nay, nền tảng này đã huy động được 6 triệu USD trong các vòng gọi vốn và 48 triệu USD ở các đợt mở bán token.
Đây là một hệ sinh thái mã nguồn mở, được sử dụng để khởi chạy các ứng dụng tài chính phi tập trung DeFi, đồng thời triển khai blockchain doanh nghiệp. Hệ sinh thái này cho phép tương tác, tùy chỉnh và mở rộng.
Tốc độ giao dịch nhanh chóng chưa đến 1 giây của Avalanche tạo nên lợi thế cho nền tảng này. Nó được xây dựng và phát triển dựa trên cơ chế đồng thuận PoS kết hợp với cơ chế Snow Protocol, tích hợp 3 blockchain: X-Chain, C-Chain, P-Chain.
AVAX là token của Avalanche, hiện đang xếp thứ 13 với hơn 6 tỷ USD vốn hóa thị trường. Đồng tiền này được dùng khi cần thanh toán phí giao dịch, Staking và tham gia vào quản trị hệ sinh thái.
Hiện nay, hệ sinh thái Avalanche đã có hơn 150 dự án. Những mảnh ghép nổi bật nhất có thể kể đến như: Avalanche Ecosystem: Infrastructure, Tooling, Oracle, AMM-DEX, DeFi, NFT, Game.
Năm 2021 được coi là một năm bùng nổ của Avalanche khi mà lượng người dùng tăng mạnh. Họ sở hữu một hệ sinh thái với những dự án lớn như: Simba Chain, The Blocknet, Avalanche – Ethereum Bridge, OIN Finance, ShushiSwap,…
6.NEAR Protocol
NEAR Protocol là sản phẩm tâm huyết thứ 2 của hai nhà phát triển có nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực lập trình đó là Alex Skidanov và Illia Polosukhin. Tháng 8/2018, NEAR Protocol bắt đầu được lên ý tưởng. Đến ngày 22/4/2020, NEAR Protocol đã chính thức được ra mắt trên thị trường.
NEAR Protocol ra đời với mục đích lưu trữ các ứng dụng phi tập trung (DApp), bên cạnh đó là phục vụ cho sự phát triển của Open Web. NEAR Protocol hoạt động theo cơ chế đồng thuận POS, kết hợp với kỹ thuật phân mảnh – Sharding giúp cho mạng lưới được mở rộng mạnh mẽ. Tốc độ xử lý của nó lên đến 1000 giao dịch mỗi giây.
Token chính của nền tảng NEAR Protocol là NEAR. Hiện tại, đồng coin này đang đứng ở vị trí thứ 25 với vốn hóa thị trường hơn 3 tỷ USD (thống kê từ CoinMarketCap).
NEAR phát huy tác dụng trong việc thanh toán phí cho hệ thống sử dụng giao dịch, lưu trữ dữ liệu, tham gia quản trị hệ sinh thái, chạy node xác thực và tham gia staking để nhận phần thưởng.
Cho đến nay, đã có hơn 100 dự án đang xây dựng và hoạt động trên nền tảng NEAR Protocol. Những sản phẩm nổi bật trong hệ sinh thái NEAR Protocol bao gồm: NEAR SDK, Gitpod cho NEAR, NEAR Wallet, NEAR Explorer, NEAR Command Line Tools.
Hệ sinh thái NEAR Protocol đang dần dần hoàn thiện các mảnh ghép của mình cùng với việc phát triển các mảnh ghép hiện có như: AMM-DEX, IDO Platform, Stablecoin, Lending & Borrowing, NFTs, DAO, Oracle, Gaming.
Dù còn non trẻ và chưa thật sự hoàn thiện nhưng có thể thấy hệ sinh thái NEAR Protocol đang được đẩy mạnh với sự tập trung vào ba mảnh ghép chính là DeFi, NFTs và Infrastructure.
7.Flow
Năm 2017, Dapper Labs cho ra đời trò chơi Cryptokitties và sự thành công của nó đã khiến cho mạng lưới Ethereum trở nên quá tải. Từ đó, phí giao dịch của Ethereum càng ngày càng bị đẩy cao. Để giải quyết vấn đề này, Dapper Labs đã cho ra đời Flow Ecosystem vào tháng 10/2020.
Flow là 1 blockchain Layer 1 có khả năng mở rộng cao, cung cấp các giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp. Hệ sinh thái Flow đánh mạnh vào mảng DApp mang tính ứng dụng cao như các lĩnh vực về nghệ thuật, âm nhạc, trò chơi,…
Với Flow, không cần sử dụng các kỹ thuật Sharding cho việc mở rộng, sử dụng kiến trúc đa vai trò mang lại sự cải tiến vượt bậc về tốc độ. Flow cho phép cũng giúp người dùng có thể kiểm soát dữ liệu riêng của họ khi xây dựng các ứng dụng trên nền tảng này.
FLOW là token chính của Flow. Nó nắm một số chức năng chính như: quản trị các giao thức trong tương lai, tham gia biểu quyết trong hệ sinh thái, Staking và trả phí giao dịch. Hiện, đồng token này đang đứng vị trí thứ 31 với vốn hoá thị trường 1,8 tỷ USD (thống kê từ CoinMarketCap).
Đến nay, đã có hơn 300 dự án xây dựng trên Flow Ecosystem. Những sản phẩm nổi bật trên Flow Blockchain: Cadence, Flow Playground, Flow JavaScript SDK, Flow Go SDK,…
Những mảnh ghép tiêu biểu trên hệ sinh thái Flow: DeFi (AMM-DEX, Lending-Borrowing, Stablecoin), Infrastructure (Oracle, Wallet, Explore), NFT, Games & Collectibles.
Năm 2021, Flow bùng nổ khi có hơn 675 dự án đang hoạt động trên nền tảng này với nhiều lĩnh vực, điển hình nhất có thể kể đến NBA Topshot.
8.Celo
Năm 2017, Whitepaper đầu tiên của Celo được ra mắt. Tháng 7/2019 mạng thử nghiệm đầu tiên là Alfajores (dành cho các nhà phát triển DApp) được ra mắt thị trường. Tháng 12/2019, mạng thử nghiệm cho các nhà khai thác node được ra mắt. Tháng 02/2020 Mainnet chính thức được tung ra thị trường và đến nay đã hỗ trợ hơn 1000 dự án tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Celo là một blockchain phi tập trung, phát triển dựa trên sự kết hợp giữa cơ chế đồng thuận PoS và tương thích với máy ảo của Ethereum. Nó cho phép DApp đang hoạt động trên nền tảng Ethereum cũng có thể dễ dàng hoạt động trên Celo. Đây cũng là một nền tảng blockchain mở đầu tiên của thị trường Crypto trên thế giới cho phép hoạt động trên thiết bị di động Mobile Blockchain.
Đó là kiểu nền tảng cho phép sử dụng số điện thoại làm khóa công khai và xác thực giao dịch. Với Celo, người dùng có thể sử dụng smartphone để thực hiện các dịch vụ tài chính phi tập trung, gửi tiền, thanh toán bằng tiền mã hoá.
Token chính của Celo Ecosystem là CELO. Hiện đang đứng ở vị trí 83 với mức vốn hoá hơn 417 triệu USD. CELO dùng cho việc trả phí giao dịch, Staking và tham gia vào quản trị.
Hiện nay, hệ sinh thái Celo đã thu hút hơn 113 dự án được xây dựng, trong đó có một số sản phẩm điển hình như: Valora, Ví Celo, UbeSwap, Moola,…
Kết luận
Như vậy qua bài viết trên, Việt Coin đã giúp cho mọi người hiểu được hệ sinh thái Crypto là gì cũng như những hệ sinh thái trong Crypto đáng chú ý hiện nay. Qua đó có thể thấy rằng hệ sinh thái trong Crypto khá đa dạng với quy mô rộng lớn. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trên con đường đến gần hơn với lĩnh vực tiền điện tử.