Ethereum là một trong những hệ sinh thái có tốc độ phát triển nhanh và mạnh nhất trong thị trường crypto. Cùng tìm hiểu tổng quan về hệ sinh thái Ethereum ngay nhé!
Hệ sinh thái Ethereum
Hệ sinh thái Ethereum là một nền tảng smart contract thích hợp cho việc phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapps). Đây được đánh giá là nền tảng lớn nhất và đầu tiên dành cho các hoạt động phát triển cho đến thời điểm hiện tại.
Hệ sinh thái Ethereum được tạo ra bởi Vitalik Buterin. Vào thời điểm cuối năm 2013, ông đã phát hành whitepaper mô tả điện toán phân tán để tiến hành xây dựng các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung. Buterin và các cộng sự đã huy động được 31,529 BTC để phát triển giao thức cốt lõi và tăng trưởng hệ sinh thái.
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết tất cả các ứng dụng hàng đầu trên thị trường crypto đều xuất phát và phát triển trên Ethereum trước khi chuyển sang các hệ sinh thái khác. Ví dụ như DeFi và NFT.
Đặc điểm nổi bật của Ethereum
- Ethereum Virtual Machine: đây là giao thức được dùng để thực hiện các giao dịch. Nó là một máy ảo Turing ó ngôn ngữ cụ thể “EVM bytecode” và được viết bằng ngôn ngữ cấp cao Solidity.
- Có nhiều công cụ hỗ trợ các nhà phát triển: trải qua thời gian hoạt động lâu, Ethereum mainnet năm 2015, cộng đồng các nhà phát triển đã xây dựng đầy đủ thư viện và các công cụ hỗ trợ, phục vụ hệ sinh thái này.
- Ethereum 2.0: đây là kế hoạch mở rộng dài hạn cho Ethereum trong đó việc chuyển đổi sang Proof of Stake và sử dụng Sharding được chú trọng rất nhiều. Với tầm nhìn được cung cấp bởi Ethereum 2.0, dù có nhiều hạn chế tồn tại, xong các nhà phát triển vẫn ở lại và tiếp tục xây dựng với nó.
Từng mảnh ghép tạo nên hệ sinh thái Ethereum
Tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng này đã có hơn 400 dự án hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số đó, DeFi là mảng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ nhất.
DEX
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) cho phép người dùng mua và bán token với nhau mà không cần đến một bên thứ ba. Họ chỉ cần kết nối ví điện tử của họ với DEX, chọn cặp giao dịch tiền điện tử phù hợp, nhập số tiền và hoán đổi giữa các tài sản với nhau.
DEX có vai trò trung tâm thanh khoản cho tài sản trong hệ sinh thái. Vì vậy, đây cũng là sector có TVL hàng đầu trong thị trường DeFi trên Ethereum. Một số DEX lớn trên Ethereum:
- Curve (CRV): Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM, được dành riêng cho các stablecoin (USDT, USDC, DAI,…) hoặc các tài sản giống nhau nhưng được hiển thị ở dạng khác nhau (renBTC, WBTC, pBTC,…). Curve đang là giao thức có TVL cao nhất trên Ethereum.
- Uniswap (UNI): là một giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM- Automated Market Maker), người dùng có thể swap bất kỳ token ERC20 nào, sử dụng pool thanh khoản thay vì sổ lệnh.
- SushiSwap (SUSHI): Ra mắt từ quý 3/2020, Sushiswap đã đi từng bước từ một fork của Uniswap v2 đến việc trở thành một trong những hệ sinh thái DeFi hàng đầu trong không gian Crypto. Tính đến hiện nay, hệ sinh thái của Sushiswap gồm nhiều sản phẩm riêng biệt hoạt động trong 3 category chính là DeFi, Metaverse, Launchpad.
Stablecoin
Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong DeFi. Nếu không có stablecoin, tính thanh khoản sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc luân chuyển trên thị trường và tham gia các hoạt động DeFi. Hiện nay, tổng vốn hoá của Stablecoin đạt hơn 100B USD bao gồm một số đồng lớn như USDT, USDC, DAI, UST…
Ngoài fiat backed stablecoin, còn có các loại coin thay thế phi tập trung hàng đầu đã phát hành như DAI, FEI, MIM… Trong khi đa số các nhà đầu tư tham gia tiền điện tử chỉ sử dụng USDT và USDC, Ethereum đã chứng minh rằng các stablecoin phi tập trung thực sự có thể lưu hành trong DeFi.
Mặc dù, nhiều loại tiền phi tập trung vẫn tồn tại nhiều rủi ro mất peg riêng, nhưng chúng lại cho phép người dùng farming và staking với lợi suất cao dao động từ 20%-40%.
Lending
Lending là một mảng phát triển khá mạnh mẽ trên hệ sinh thái Ethereum, chúng là nền tảng cho nhiều giao thức DeFi. Trong đó, nổi trội nhất là Aave và Compound.
Trong năm 2022, cả Aave & Compound đã lên kế hoạch cho riêng mình. Aave sẽ phát triển Aave V3 còn Compound là Compound Chain.
Yield aggregator
Các Yield aggregator protocol cung cấp những chiến lược khác nhau để tìm ra được hiệu suất tốt nhất từ các hoạt động staking và Farming. Lĩnh vực này được xem là quan trọng nhất trong DeFi vì nó giúp các nhà đầu tư thu được một lượng lớn lợi nhuận.
Người đổi mới và tiên phong của không gian này thực sự là Yearn Finance. Tính tới thời điểm hiện tại, Yearn Finance hoàn toàn dominate phần lớn thị trường yield aggregator trên Ethereum với total TVL (tổng giá trị bị khóa) của tất cả các sản phẩm Yearn trên Ethereum 2.76B USD. Bước qua 2022, Yearn Finance sẽ apply model token mới, hứa hẹn sẽ tích luỹ nhiều giá trị hơn cho native token của dự án là YFI.
Derivative
Thị trường phái sinh(Derivatives) là một trong những thị trường lớn và phát triển nhất trong tài chính truyền thống. Nhưng trong thị trường crypto, Derivatives vẫn còn là một nhân tố còn non trẻ.
Trên hệ sinh thái Ethereum, cả Layer-1 & Layer-2, Perpetual hiện là lĩnh vực phái sinh phát triển nhất trong danh mục Derivative. Mặc dù có một số giao thức khác được thiết lập và hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng dYdX đang thống trị hoàn toàn.
DAO
DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung) nhằm phục vụ tầm nhìn phân quyền của blockchain. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện ở cấp độ giao thức vì DeFi phải giải quyết hệ thống quản trị của nó để đảm bảo rằng mạng vẫn được phân cấp.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2021, nhiều loại DAO đã được phát hành. Thay vì là một giao thức nhỏ, giờ đây nó trở thành một sản phẩm riêng biệt, cung cấp cho nhiều doanh nghiệp, cụ thể là DAO cấp vốn (Đầu tư), Service DAOs, Collector DAOs…
Một ví dụ điển hình là BitDAO, nó hoạt động như một kho bạc phi tập trung do BIT holder đóng góp, đề xuất và bỏ phiếu về cách sử dụng kho bạc của nó. Bằng cách phát triển kho bạc của mình theo hình thức phi tập trung, giao thức có khả năng hoạt động và phát triển mà không thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân cụ thể nào.
NFT
Vào năm 2021, NFT bắt đầu bùng nổ rất nhiều trong số chúng được bán với giá hàng triệu đô la và tất cả đều ứng dụng Ethereum với NFT Collections như CryptoPunks, Bored Ape Yatch Club…
Là một trong những nhà tiên phong của NFT, Ethereum tập hợp hầu hết các hoạt động của NFT. So với các nền tảng blockchain khác, Ethereum vượt xa về khối lượng giao dịch, ngay cả với các blockchain chuyên dụng cho NFT như Flow.
GameFi
Đây là sự kết hợp giữa Game và Finance, một thị trường tương đối mới đã bùng nổ mạnh mẽ gần đây. Tất cả bắt đầu với CryptoKitties vào năm 2017, ứng dụng chơi game trên chuỗi đầu tiên.
Sau khi ra mắt dự án game này thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dùng tiền ảo, trò chơi đã tạo ra sự gia tăng lớn về khối lượng giao dịch trên Ethereum. Điều này, làm cho nền tảng Ethereum bị tắt ngẽn và tăng cao phí gas của mạng lưới.
Đa số các đổi mới trong không gian tiền điện tử đều được thực hiên trên Ethereum. Do đó, Ethereum DeFi đã được phát triển đầy đủ với tính thanh khoản khổng lồ và các sản phẩm đáng tin cậy. Với những thông tin vừa chia sẻ hy vọng bạn đã có những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái Ethereum. Đừng quên truy cập vào website Việt Coin thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích.
Trãi Dương