HomeKiến ThứcBlockchain Platform là gì? Ứng dụng của Blockchain Platform trong thực tế

Blockchain Platform là gì? Ứng dụng của Blockchain Platform trong thực tế

Blockchain platform hiện nay được sử dụng phổ biến, được rất nhiều người tìm kiếm thường xuyên nhưng định nghĩa về nó khá mới mẻ với rất nhiều người. Vậy để có thể hiểu rõ blockchain platform là gì, cũng như nắm rõ những thông tin cơ bản, quan trọng liên quan đến blockchain platform. Trong bài viết này, Việt Coin sẽ giúp anh em hiểu hơn về rõ blockchain platform nhé!

Blockchain Platform là gì?

Blockchain Platform được hiểu các dự án làm về nền tảng Blockchain, cho phép các nhà phát triển (developer) có thể  dựa vào đó lập trình để tạo ra các Dapp (ứng dụng phi tập trung) khác.

Blockchain Platform là gì? Ứng dụng của Blockchain Platform trong thực tế

Ví dụ cụ thể để anh em dễ hiểu:

  • Các Blockchain Platform gần giống như những hệ điều hành điện thoại, ta có IOS, Android, Window Phones.
  • Còn các Dapp (ứng dụng phi tập trung) là các App được phát triển trên các hệ điều hành, nó có thể là các trò chơi, ứng dụng xem phim, phần mềm học tập, nghe nhạc (Youtube, Vimeo, Zing Mp3,…).

Một Blockchain Platform sẽ được cho là lớn mạnh khi nó có nhiều Dapp được xây dựng trên đó đi cùng với việc thu hút được nhiều Developer và có nhiều người sử dụng… Đồng token sử dụng chính của nền tảng sẽ được gọi là đồng coin.

Đặc điểm của Blockchain Platform

Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng của Blockchain chính là tốc độ thực hiện giao dịch mà Blockchain Platform đó có thể đáp ứng được và có đơn vị là TPS (số giao dịch/giây).

Ví dụ: 

  • Bitcoin có thể xử lý khoảng 7 TPS (giao dịch mỗi giây).
  • Ethereum (mạng lưới đang dành được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay với sự hỗ trợ cho các smart contract), có thể xử lý 20 TPS. 
  • Stellar, một nền tảng thanh toán, xử lý tới 1,000 TPS.
  • Và còn rất nhiều gương mặt mới nhưng mang trong mình khả năng mở rộng rất ấn tượng như blockchain Solana (65,000 TPS), Avalanche (4,500 TPS),…

Khi đánh giá một blockchain platform, đầu tiên là anh em phải nhìn xem khả năng xử lý giao dịch có thể đáp ứng nhu cầu của dự án hay không.

Ví dụ: Một dự án phát triển phần mềm thanh toán dựa trên công nghệ blockchain sẽ cần TPS lớn hơn 7. Nhưng có những ứng dụng không cần phải xử lý quá nhiều giao dịch như hệ thống quản lý dữ liệu trong phạm vi nào đó, có thể không cần một tỉ lệ TPS quá cao.

Khả năng mở rộng là một trong những vấn đề khá nan giải của công nghệ blockchain và cần phải được chú ý. Đơn giản, chỉ cần nhắc tới khả năng mở rộng của blockchain thì anh em cần quan tầm 3 yếu tố đó là: Tốc độ, độ bảo mật, tính phi tập trung.

Với đa phần các blockchain nếu như đáp ứng được tốt được hai yếu tố thì yếu tố còn lại sẽ không được tốt. Vì vậy phát triển nền tảng để đáp ứng tốt được cả 3 yếu tố trên sẽ là mục tiêu mà các blockchain hướng tới trong tương lai.

Tính thích ứng và chức năng

Trong khi các blockchain platform cùng dựa trên một nguyên lý chung để phát triển nhưng tính năng mà chúng mang lại có sự khác biệt rất lớn.

Ví dụ: Ethereum và Ripple đều là công nghệ blockchain nhưng chúng lại được sử dụng với những mục đích hoàn toàn khác biệt.

  • Ethereum là smart contract platform với mục đích sử dụng như thỏa thuận giữa hai bên.
  • Ripple là công nghệ giao dịch tiền tệ với mục tiêu biến việc thực hiện dễ dàng giao dịch xuyên biên giới với mức giá hợp lý.

Một điều cũng rất quan trọng là đánh giá về mức độ thích ứng và độ hỗ trợ cộng đồng cho những blockchain này. Mức độ thích ứng đó là tỉ lệ ứng dụng thực tế mà công nghệ blockchain đó mang lại.

Blockchain Platform là gì? Ứng dụng của Blockchain Platform trong thực tế

Chọn một công nghệ có độ thích ứng cao sẽ là lựa chọn được cho là đúng đắn hơn nhiều so với việc lựa chọn công nghệ có độ thích ứng thấp. Đơn giản là vì những công nghệ blockchain mang tính ứng dụng cao thì đồng nghĩa với việc sẽ nhận được nhiều sự chú ý, cập nhật và phát triển trong các năm tiếp theo.

Ngoài ra hiệu ứng cộng đồng cũng được đánh giá là một điều rất quan trọng. Ethereum không phải là blockchain platform với khả năng mở rộng tốt nhất, nhưng đó là platform có nhiều người sử dụng nhất, số lượng Dapp được xây dựng nhiều nhất, lượng giao dịch, lượng tiền lưu thông lớn nhất,… tất cả những điều đó đã giúp Ethereum giữ vững chỗ đứng của mình mặc dù có rất nhiều đối thủ tiềm năng ngoài kia.

Ngoài ra có rất nhiều blockchain platform với mã nguồn mở đang hoàn toàn hoặc phụ thuộc một phần vào cộng đồng để xác định, sửa lỗi và bảo mật hệ thống.

Bảo mật

Đây cũng là một yếu tố quan trọng đối với nhiều người, nhất là khi công ty hoặc tổ chức đó phải làm việc với nhiều thông tin yêu cầu độ bảo mật cao.

Để đảm bảo việc thông tin không bị rò rỉ, anh em nên lựa chọn một platform với lịch sử giao dịch rõ ràng và được cộng đồng tin dùng vì độ bảo mật.

Các platform nổi tiếng và quen thuộc với nhiều người dùng như Bitcoin, Ethereum, EOSNEO đều là những sự lựa chọn không tồi với lịch sử giao dịch rõ ràng.

Riêng tư hay mang tính cộng đồng

Một mạng lưới cộng đồng sẽ cho phép bất kỳ ai truy cập và tham gia bên trong mạng lưới. Bitcoin chính là cái tên nổi tiếng nhất về mạng lưới blockchain mở. Bất cứ ai đều có thể thực hiện và xác minh giao dịch trên mạng lưới.

Blockchain Platform là gì? Ứng dụng của Blockchain Platform trong thực tế

Một blockchain tư sẽ cần cấp phép bởi người tạo ra mạng lưới để truy cập. Anh em nên tìm hiểu kỹ đối tượng sẽ tham gia mạng lưới và có những đánh giá cho riêng mình.

Công nghệ blockchain đã khiến cộng đồng dậy sóng. Với khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian, một điều gần như chắc chắn rằng trong tương blockchain sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn nữa với mọi mặt của đời sống chứ không chỉ riêng trên thị trường tiền mã hóa.

Với những anh em những anh em nào có ý định đầu tư hoặc phát triển một dự án, hay mong muốn tự xây dựng một blockchain riêng. Việc hiểu rõ những yếu tố tác động đến platform là một việc cần thiết để đưa ra những quyết định chính xác phục vụ cho bản thân mình.

Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, anh em phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Anh em phải luôn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé. Chúc anh em thành công!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIn nhanh