Blockchain là công nghệ cơ sở dữ liệu sáng tạo, trung tâm của gần như tất cả các loại tiền điện tử. Bằng cách phân phối các bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu trên toàn bộ mạng, Blockchain làm cho hệ thống rất khó bị hack hoặc gian lận. Mặc dù tiền điện tử đang được sử dụng phổ biến nhất cho Blockchain hiện tại nhưng công nghệ này mang lại tiềm năng phục vụ rất nhiều ứng dụng. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây của Vietcoin để hiểu thêm về thị trường Blockchain Việt Nam và những dự báo tích cực của thị trường Blockchain trong năm 2022.
Công nghệ Blockchain là gì?
Về cốt lõi, Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số phân tán lưu trữ dữ liệu dưới bất kỳ hình thức nào. Một Blockchain có thể ghi lại thông tin về Cryptocurrency giao dịch, NFT quyền sở hữu hoặc Defi hợp đồng thông minh.
Mặc dù bất kỳ cơ sở dữ liệu thông thường nào cũng có thể lưu trữ loại thông tin này nhưng Blockchain là duy nhất ở chỗ nó hoàn toàn phi tập trung. Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu Blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút.
Cái tên Blockchain không phải ngẫu nhiên được chọn để sử dụng như bây giờ. Blockchain thường được mô tả là một “chuỗi” được tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ. Khi dữ liệu mới được thêm vào mạng định kỳ, một “khối” mới sẽ được tạo và gắn vào “chuỗi”. Điều này liên quan đến việc tất cả các nút cập nhật phiên bản Blockchain của họ để tất cả đều giống hệt nhau.
Công nghệ Blockchain được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ cung cấp dịch vụ tài chính đến quản trị hệ thống bỏ phiếu. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến nhất của Blockchain: tiền điện tử, ngân hàng, chuyển giao tài sản, hợp đồng thông minh, giám sát chuỗi cung ứng, bỏ phiếu.
Xem thêm : Blockchain là gì? Những ứng dụng Blockchain trong cuộc sống năm 2022?
Một số đánh giá thị trường Blockchain Việt Nam
Việt Nam là một điểm sáng trong thị trường Blockchain toàn cầu trong năm 2021. Trước đây, các công ty Việt Nam rất khó cạnh tranh với các công ty công nghệ nước ngoài. Khoảng cách này dường như đã được thu hẹp trong thị trường Blockchain thế giới, nơi mà điểm xuất phát của các quốc gia không khác nhau nhiều.
Chainalysis nhận xét rằng Việt Nam là một ví dụ hoàn hảo về một quốc gia có mức độ tham gia vào các giao dịch tiền điện tử vượt xa thứ hạng của nền kinh tế.
Đứng thứ 41 về GDP trong bảng xếp hạng các nền kinh tế đóng góp lớn cho nền kinh tế toàn cầu năm 2021, với 0,4 nghìn tỷ USD, chiếm 0.4% tổng GDP toàn cầu và thuộc nhóm ” các nước thu nhập trung bình thấp”. Tuy nhiên, Việt Nam có mức độ chấp nhận giao dịch tiền điện tử khá cao. Nó xếp thứ 10 trong số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu, tương tự như các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc hoặc Nam Phi, và thậm chí cao hơn cả Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam dẫn đầu toàn cầu về việc sử dụng tiền điện tử với 41% số người được hỏi khẳng định đã mua Bitcoin và những thứ tương tự, theo một cuộc khảo sát gần đây. Và cũng theo khảo sát của Công ty tư vấn tài chính Finder có trụ sở tại Hoa Kỳ này, 20% người Việt Nam cho biết, họ đã mua Bitcoin, cao nhất trong số 27 quốc gia được thăm dò ý kiến với 42.000 người trả lời.
Theo dữ liệu về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) do Chainalysis thống kê từ 154 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng đầu với điểm tuyệt đối là 1, trong khi vị trí thứ hai và thứ ba là Ấn Độ và Pakistan lần lượt đạt 0,37 điểm và 0,36 điểm.
Thị trường Blockchain Việt Nam được coi là thị trường vô cùng tiềm năng cần khai thác và đầu tư trong tương lai.
Những dự báo tích cực của thị trường Blockchain trong năm 2022
Cùng với đó là nhờ vào chính sách ngày càng thuận lợi và mức độ quan tâm của doanh nghiệp tăng, thị trường Blockchain dự báo tiếp tục tích cực.
“Chúng tôi đặt ước mơ thành công ty tỷ USD”, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch Saigon Book kể về dự án mới của mình tại một tọa đàm hôm 16/3 do Metalook và Saigon Innovation Hub tổ chức.
Đó là công ty con vận hành một ứng dụng podcast và audiobook có ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Dự kiến ra mắt chính thức tháng sau, ý tưởng cơ bản của ông Quỳnh là, một nền tảng để người nổi tiếng hoặc có năng lực sản xuất nội dung audio có thể sống được bằng nghề này bằng cách giao dịch các sản phẩm nội dung audio dưới dạng NFT (tài sản số không thể thay thế hiện diện trên chuỗi số).
“Chặng đường sẽ rất dài nhưng chúng tôi đã đi được những bước đầu tiên. Chúng tôi hướng tới nội dung bằng cả những ngôn ngữ khác và mang mô hình ra nước ngoài”, ông cho biết thêm.
Hay như TS Nguyễn Trần Phi Yến, Giám đốc truyền thông Fan8.Club – một sản phẩm trong hệ sinh thái Beowulf Blockchain thuộc tập đoàn công nghệ Beowulf, cho hay đang ấp ủ một dự án với một triệu NFT đặt phòng khách sạn 4-5 sao ở Việt Nam với Crystal Bay. “Blockchain không phải gì đó của tương lai nữa mà nó đã có những sản phẩm thực sự”, bà Yến nói.
Năm qua và đầu năm nay, thị trường Blockchain ở Việt Nam gây nhiều chú ý khi các tên tuổi lớn chủ yếu trong lĩnh vực DeFi (tài chính phi tập trung) và GameFi (kết hợp giữa game và DeFi) như Axie Infinity, Coin98, Ancient8 và Summoner Arena thu hút vốn của các quỹ đầu tư như Binance Labs, Dragonfly và Coinbase. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra cho thấy có triển vọng để thị trường Blockchain phát triển thêm ngoài những lĩnh vực này.
Ông Phạm Phước Nguyên, Giám đốc kỹ thuật số của Coin98, cho rằng mang Blockchain ứng dụng cho nhiều người, nhiều công ty không còn là tương lai quá xa vời. Một ví dụ là ứng dụng cho các chương trình thành viên thân thiết (Royal Membership). Còn bà Phi Yến nhìn thấy triển vọng ở thị trường NFT ngành giải trí, phục vụ cộng đồng người hâm mộ.
Theo một báo cáo của TechSci Research, thị trường Blockchain Việt Nam được dự đoán tăng trưởng hai con số giai đoạn 2023-2027. Hãng nghiên cứu này đánh giá, nhu cầu ngày càng tăng với mạng 5G từ các ngành công nghiệp chính của đất nước, bao gồm chăm sóc sức khỏe, năng lượng, giao thông vận tải và sản xuất, cũng được yêu cầu để phát triển thành phố thông minh, dự kiến thúc đẩy tăng trưởng thị trường Blockchain Việt Nam trong 5 năm tới.
Ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch OneBlock Labs, cho rằng Blockchain có nhiều ứng dụng và doanh nghiệp có thể chọn những ngành tương đối cởi mở và không vướng nhiều thủ tục để làm như ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc nông sản hay phát triển những trình duyệt web bảo vệ quyền riêng tư người dùng tốt hơn hay thậm chí là ứng dụng cho chính phủ số.
“Chính phủ đã có nhiều nỗ lực áp dụng công nghệ để cập nhật dữ liệu toàn dân. Nếu dùng thêm Blockchain thì có thể khai thác nhiều tiềm năng, tạo ra bước nhảy vọt”, ông Nam đánh giá.
Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Saigon Innovation Hub, cũng đồng tình thị trường truy xuất nguồn gốc nông sản ứng dụng Blockchain là rất lớn. Đơn vị này cũng đang cố gắng tạo điều kiện kết nối các startup Blockchain với tổ chức hành chính để ứng dụng trong chuyển đổi số.
Năm 2020, thị trường Blockchain là một trong những lĩnh vực công nghệ nằm trong danh mục ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo quyết định của Chính phủ.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó cục trưởng phụ trách Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm này, bộ này sẽ ưu tiên triển khai chính sách thí điểm cho một vài doanh nghiệp triển khai dự án Blockchain khả thi, mang lại lợi ích cho xã hội rõ nét.
Theo ông Cường, ngoài lĩnh vực tiền số và tài sản số mà Việt Nam vẫn đang thận trọng tìm hiểu kiểu “dò đá qua sông” tương tự nhiều quốc gia, các lĩnh vực khác được khuyến khích. “Blockchain ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau như truy xuất nguồn gốc và logistics được Trung Quốc làm rất tốt”, ông ví dụ.
Tuy nhiên, dấn thân vào thị trường Blockchain cũng có những rào cản nhất định. Một trong những thử thách hàng đầu với doanh nghiệp và các startup là chi phí nhân lực. “Khi cần lập trình các ứng dụng truyền thống thì rất dễ nhưng để xây dựng một app ứng dụng Blockchain thì chi phí rất lớn, gấp 4-5 lần bình thường”, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cho biết.
Ông Nguyễn Thanh Nam cũng xác nhận, mặt bằng lương IT đã cao hơn nhiều ngành khác, chưa nói đến việc tuyển được một đội làm am hiểu thị trường Blockchain và có đạo đức tốt để không khai thác những lỗ hổng thì cực kỳ khó khăn.
“Do đó, theo tôi, công việc ươm tạo nhân lực cần đặt ưu tiên hàng đầu. Việc ươm tạo có thể không kéo mặt bằng giá xuống nhưng nếu phần đông lập trình viên có năng lực ngang nhau thì sẽ giúp toàn ngành đi lên”, ông Nam đánh giá.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Tổng thư ký Hội tin học TP HCM, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Phần mềm Quang Trung cho rằng, doanh nghiệp có thể nghĩ đến giải pháp thuê nhân viên dịch vụ để chia sẻ nguồn lực, thay vì tuyển cứng nhân sự Blockchain trong bối cảnh thiếu người và chi phí lương cao như hiện nay.
Một thách thức khác là hạ tầng kỹ thuật nếu doanh nghiệp muốn ứng dụng Blockchain. Về điểm này, Tiến sĩ Phi Yến cho rằng doanh nghiệp có thể lựa chọn những nền tảng Blockchain sẵn có để xây dựng những giải pháp kinh doanh theo nhu cầu.
“Chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi, thế giới sẽ chứng kiến những nền tảng Blockchain cơ bản được phổ biến trên các kho ứng dụng Microsoft hay Amazon mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phù hợp”, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, chia sẻ.
Theo ông, khi đó, cơ hội thành công bởi Blockchain trong doanh nghiệp sẽ ngang ngửa nhau khi các kiến thức cơ bản đều được hiểu đúng và được đưa vào khung pháp lý bài bản từ cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cũng không nên lạm dụng Blockchain như một dạng ăn theo trào lưu. “Chúng ta cũng cần tỉnh táo, không phải lúc nào cũng cần Blockchain. Có những thứ làm bình thường là đủ rồi”, ông Phạm Phước Nguyên khuyến nghị.
Đại diện Coin98 cho rằng muốn chơi cuộc chơi lớn, tỷ USD trên thị trường thế giới thì startup cần nhìn những thứ giá trị dài lâu và giải quyết vấn đề thị trường. Còn nếu dự án bình thường mà thêm một chút Blockchain thì không hiệu quả.
Hãy cùng theo dõi Vietcoin tìm hiểu và biết thêm nhiều thông tin mới nhất hiện nay. Vietcoin luôn cập nhật những thông tin mới nhất và hãy để lại bình luận nếu bạn quan tâm đến tiền điện tử, thị trường Blockchain, NFT.