Blockchain là công nghệ cơ sở dữ liệu sáng tạo, trung tâm của gần như tất cả các loại tiền điện tử hiện nay trên thị trường. Bằng cách phân phối các bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu trên toàn bộ mạng, nó làm cho hệ thống vô cùng bảo mật và chắc chắn khi rất khó bị hack hoặc gian lận. Mặc dù tiền điện tử đang được sử dụng phổ biến nhất cho Blockchain hiện tại nhưng công nghệ này cũng đang mang lại tiềm năng phục vụ rất nhiều ứng dụng hiện nay. Cùng tìm hiều thêm về công nghệ này qua bài viết dưới của Vietcoin.
Blockchain là gì?
Cốt lõi có thể hiểu Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số phân tán lưu trữ dữ liệu dưới bất kỳ hình thức nào. Một Blockchain có thể ghi lại thông tin về giao dịch Cryptocurrency, quyền sở hữu NFT hoặc hợp đồng thông minh Defi.
Mặc dù bất kỳ cơ sở dữ liệu thông thường nào cũng có thể lưu trữ loại thông tin này nhưng Blockchain là duy nhất ở chỗ nó hoàn toàn phi tập trung. Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu Blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút.
Blockchain hoạt động như thế nào ?
Blockchain không phải cái tên ngẫu nhiên mà được chọn để được sử dụng rộng rãi như hiện tại. Mà nó thường được mô tả là một “chuỗi” được tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ. Khi dữ liệu mới được thêm vào mạng định kỳ, một “khối” mới sẽ được tạo và gắn vào “chuỗi”. Điều này liên quan đến việc tất cả các nút cập nhật phiên bản Blockchain của họ để tất cả đều giống hệt nhau.
Cách các khối mới này được tạo ra là chìa khóa giải thích tại sao Blockchain được coi là an toàn cao. Phần lớn các nút phải xác minh và xác nhận tính hợp pháp của dữ liệu mới trước khi một khối mới có thể được thêm vào sổ cái kỹ thuật số. Đối với tiền điện tử, chúng có thể liên quan đến việc đảm bảo rằng các giao dịch mới trong một khối không phải là gian lận hoặc tiền chưa được sử dụng nhiều hơn một lần. Điều này khác với cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính độc lập, nơi một người có thể thực hiện các thay đổi mà không cần giám sát.
Một chuyên gia về lĩnh vực công nghệ này cho biết: “Sau khi có sự đồng thuận, khối sẽ được thêm vào chuỗi và các giao dịch cơ bản được ghi lại trong sổ cái phân tán. Các khối được liên kết với nhau một cách an toàn, tạo thành một chuỗi kỹ thuật số an toàn từ đầu cho tới cuối sổ cái”. Các giao dịch thường được bảo mật bằng mật mã, có nghĩa là các nút cần giải các phương trình toán học phức tạp để xử lý một giao dịch.
Sarah Shtylman, cố vấn Blockchain của Perkins Coie cho biết: “Như một phần thưởng cho những nỗ lực của họ trong việc xác thực các thay đổi đối với dữ liệu được chia sẻ, các nút thường được thưởng bằng một lượng tiền điện tử mới của Blockchain”.
Có cả Blockchain công khai và riêng tư. Trong một Blockchain công khai, bất kỳ ai cũng có thể tham gia, nghĩa là họ có thể đọc, viết hoặc kiểm tra dữ liệu trên công nghệ này. Rất khó để thay đổi các giao dịch được đăng nhập trong một Blockchain công khai vì không có cơ quan quyền lực duy nhất nào kiểm soát các nút.
Trong khi đó, một Blockchain riêng tư được kiểm soát bởi một tổ chức hoặc nhóm. Chỉ có tổ chức hoặc nhóm đó mới có thể quyết định ai được mời vào hệ thống, sau đó nó có quyền quay lại và thay đổi chuỗi khối. Quy trình Blockchain riêng tư này tương tự như một hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ ngoại trừ việc trải rộng trên nhiều nút để tăng tính bảo mật.
Blockchain dùng để làm gì ?
Công nghệ Blockchain được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau có thể kể đến từ cung cấp dịch vụ tài chính tới quản trị hệ thống bỏ phiếu. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến nhất hiện nay:
- Tiền điện tử: Việc sử dụng Blockchain phổ biến nhất hiện nay đó là tiền điện tử như Bitcoin hoặc Ethereum. Khi mọi người mua, trao đổi hoặc chi tiêu tiền điện tử, các giao dịch được ghi lại trên một Blockchain. Càng nhiều người sử dụng tiền điện tử thì cô càng có thể trở nên phổ biến hơn.
- Ngân hàng: Ngoài tiền điện tử, Blockchain đang được sử dụng để xử lý các giao dịch bằng tiền tệ fiat như USD và EUR. Công nghệ này giúp việc gửi tiền qua ngân hàng nhanh hơn, chính xác hơn khi các giao dịch được xác minh nhanh hơn ngoài giờ làm việc bình thường.
- Chuyển giao tài sản: Blockchain cũng có thể được sử dụng để ghi lại và chuyển quyền sở hữu các tài sản khác nhau. Công nghệ này hiện đang rất phổ biến với các tài sản kỹ thuật số như NFT – một đại diện cho quyền sở hữu nghệ thuật kỹ thuật số: video, ảnh,….
- Hợp đồng thông minh: Một ứng dụng khác của Blockchain là các hợp đồng tự thực hiện thường được gọi là “hợp đồng thông minh”. Các hợp đồng kỹ thuật số này được ban hành tự động sau khi các điều kiện được đáp ứng.
- Giám sát chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm một lượng lớn thông tin, đặc biệt là khi hàng hóa đi từ nơi này sang nơi khác của thế giới. Lưu trữ thông tin này trên Blockchain sẽ giúp việc quay lại và giám sát chuỗi cung ứng dễ dàng hơn.
- Bỏ phiếu: Các chuyên gia đang tìm cách áp dụng Blockchain để ngăn chặn gian lận trong bỏ phiếu. Về lý thuyết, bỏ phiếu Blockchain sẽ cho phép mọi người gửi phiếu bầu không thể bị giả mạo.
Xem thêm :
Ưu và nhược điểm của Blockchain
Ưu điểm
- Các giao dịch có độ chính xác cao hơn : Bởi vì một giao dịch Blockchain phải được xác minh bởi nhiều nút. Điều này có thể giảm thiểu lỗi.
- Không cần trung gian: Khi sử dụng Blockchain, hai bên trong một giao dịch có thể xác nhận và hoàn thành điều gì đó mà không cần làm việc thông qua bên thứ ba. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thanh toán cho một đơn vị trung gian như ngân hàng.
- Bảo mật bổ sung: Về mặt lý thuyết, một mạng lưới phi tập trung, như Blockchain khiến ai đó gần như không thể thực hiện các giao dịch gian lận. Để tham gia vào các giao dịch giả mạo, họ sẽ cần phải hack mọi nút và thay đổi mọi dữ liệu của sổ cái.
- Chuyển tiền hiệu quả hơn: Vì các Blockchain hoạt động 24/7 nên mọi người có thể thực hiện chuyển tiền tài chính và tài sản hiệu quả hơn, đặc biệt là trên phạm vi quốc tế. Họ không cần phải đợi nhiều ngày để ngân hàng hoặc cơ quan chính phủ xác nhận mọi thứ theo cách thủ công.
Nhược điểm
- Giới hạn giao dịch mỗi giây: Blockchain phụ thuộc vào một mạng lưới lớn hơn để phê duyệt các giao dịch nên có một giới hạn về tốc độ di chuyển của nó. Chẳng hạn, Bitcoin chỉ có thể xử lý 4,6 giao dịch mỗi giây.
- Chi phí năng lượng cao: Việc để tất cả các nút hoạt động để xác minh giao dịch tốn nhiều điện hơn đáng kể so với một cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính đơn lẻ. Điều này không chỉ làm cho các giao dịch dựa trên Blockchain trở nên đắt hơn mà còn tạo ra gánh nặng hơn cho môi trường có thể kể đến là ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,….
- Rủi ro mất mát tài sản: Một số tài sản kỹ thuật số được đảm bảo sử dụng một khóa mật mã như Cryptocurrency trong một chiếc ví Blockchain. Bạn cần bảo vệ cẩn thận mật mã này hết sức có thể. Nếu khi chủ sở hữu tài sản kỹ thuật số đánh mất khóa mật mã riêng tư cho phép họ truy cập vào tài sản của mình thì hiện tại không có cách nào để khôi phục nó, tài sản đó sẽ biến mất vĩnh viễn và chủ sở hữu phải gánh chịu những tổn thất về tài sản lớn.
- Có khả năng xảy ra hoạt động bất hợp pháp: Sự phân quyền của Blockchain bổ sung thêm quyền riêng tư và bảo mật. Điều này không may làm cho nó trở nên hấp dẫn đối với bọn tội phạm. Thật khó để theo dõi các giao dịch bất hợp pháp trên Blockchain hơn là thông qua các giao dịch ngân hàng được gắn với một cái tên.
Hãy cùng theo dõi Vietcoin tìm hiểu và biết thêm nhiều thông tin mới nhất hiện nay. Vietcoin luôn cập nhật những thông tin mới nhất và hãy để lại bình luận nếu bạn quan tâm đến tiền điện tử, thị trường Blockchain, NFT.