Vớ sự bùng nổ của thị trường tiền điện tử kỹ thuật số như hiện nay, ngày càng ngày lại có thêm những đồng coin được ra mắt. Bên cạnh đó dẫn theo việc khai thác nó được phát triển thành nhiều hình thức khác nhau không kém phần thú vị. Chứ không chỉ mỗi mỗi đào coin bằng máy đào như phương pháp truyền thống của trước đây.
Cùng Vietcoin tìm hiểu những phương pháp đó là gì và cách thức hoạt động của chúng trong thị trường này như thế nào ?
Cuộc Cách Mạng của Các Máy Đào
Trong thời kỳ đầu đào crypto, toàn bộ quá trình từng được thực hiện trên một MÁY TÍNH trung bình. Sau đó, các thợ đào bắt đầu thiết lập các “máy” đào bằng cách kết hợp các card GPU, và cho ra hiệu suất cao hơn nhiều khi giải quyết các phương trình toán học phức tạp (như thuật toán SHA-256 của Bitcoin) so với CPU thông thường. GPU đã củng cố sức mạnh hash của mạng Bitcoin nhưng cũng làm cho thuật toán SHA-256 trở nên khó giải quyết hơn. Do đó trong thời điểm này, phải nói răng rất khó khăn và thử thách để thực hiện việc đào coin trong thế giới tiền kĩ thuật số.
Một thời gian ngắn sau, các máy đào mạch tích hợp ứng dụng (ASIC) đã được giới thiệu trên thị trường, nhanh chóng khiến GPU trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, những con chip được xây dựng chuyên sâu với công suất cao này quá đắt, đến nỗi các thợ đào bình thường không đủ khả năng đảm nhận. Sức mạnh hash của mạng Bitcoin càng được nâng cao thì độ khó của thuật toán SHA-256 càng lớn. Người dùng gần như không thể đào trên CPU thông thường vì chi phí tiền điện quá cao.
Các máy ASIC đã biến lĩnh vực đào crypto thành nơi chỉ dành cho những người có điều kiện. Và đây là lúc các mining pool xuất hiện: mục đích của chúng là cho phép những ai có đủ điều kiện tham gia vào hoạt động đào và đổi lấy phần thưởng thường xuyên. Những phần thưởng này thường tỷ lệ thuận với sức mạnh hash được đóng góp bởi những người tham gia trong nhóm.
Ngay sau đó, những người vận hành trung tâm dữ liệu nhận ra rằng vẫn còn rất nhiều người không tham gia vào các mining pool vì họ không sở hữu máy đào. Do đó, họ bắt đầu cho thuê sức mạnh hash trong nhóm, và đó chính là khởi nguồn của khái niệm cloud mining.
Cloud Mining là gì?
Cloud Mining tạm dịch ra tiếng Việt là “khai thác đám mây” hay “đào coin trên mây”.
Cloud Mining là dịch vụ cho phép người dùng có thể khai thác hay đào coin từ xa mà không cần trực tiếp phải sở hữu máy móc.
Cloud mining là một giải pháp thay thế cho việc đào tiền điện tử truyền thống. Cloud mining thường được coi là phương pháp tốt nhất để tạo ra coin kỹ thuật số đối với những người không thành thạo về kỹ thuật, cũng như với những người không muốn chạy và duy trì phần cứng cũng như phần mềm liên quan
Tại sao ý tưởng về Cloud Mining ra đời?
Đồng ý thị trường tiền kĩ thuật số là một chiếc bánh màu mỡ và còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh tại đây cũng tỉ lệ thuận với mức độ phát triển của nó. Khi mà ngày càng có nhiều thợ đào coin hơn thì việc khai thác chắc chắn cũng sẽ càng khó khăn hơn trước. Do đó việc tìm đến một giải pháp cho vấn đề này đã tạo ra dịch vụ Cloud mining:
Dưới đây là một số lý do mà Cloud mining ra đời và được sự ủng hộ rất lớn của nhà đầu tư ngay từ khi mới vừa ra mắt.
Nhu Cầu Về Sức Mạnh Hash Trong Mạng
Độ khó của các thuật toán tiền điện tử đã tăng lên trong khi phần thưởng thì giảm đi (chẳng hạn như hiện tại chúng ta nhận được 6,25 bitcoin cho mỗi khối được đào so với năm 2009 chúng ta nhận được tận 50 bitcoin cho mỗi khối). Các thợ đào nhận ra rằng cần nhiều sức tính toán hơn để duy trì tính cạnh tranh. Điều này dẫn đến ý tưởng về các mining pool để kết hợp sức mạnh hash của tất cả những người tham gia vào một hoạt động đào.
Nguồn Cung Hạn Chế Của Các Mining Coin
Chỉ có một số lượng coin nhất định, thuộc một loại tiền điện tử cụ thể được tham gia vào thị trường (trong trường hợp của Bitcoin là 21 triệu coin). Cùng với triển vọng về tỷ giá chuyển đổi tăng, điều này đã dẫn đến một loạt các đổi mới trong lĩnh vực đào crypto. Cloud mining thực sự là cơ hội phát triển của các mining pool.
Lợi Nhuận Đào Hấp Dẫn
Một lý do khác giải thích cho sự gia tăng của cloud mining chính là cơ hội kiếm được phần thưởng hấp dẫn bằng cách tham gia hoạt động đào đối với các thợ đào. Các công ty cloud mining có xu hướng cung cấp các khoản thanh toán hào phóng để thu hút khách hàng/nhà đầu tư tham gia.
Vậy Cloud Mining hoạt động như thế nào ?
Có hai loại mô hình cloud mining:
- Host Mining: Các thợ đào mua hoặc thuê máy đào đặt trong các mining farm và trả tiền cho việc cài đặt và bảo trì chúng. Mô hình này làm giảm chi phí về điện. Ngoài ra, vì các thợ đào có quyền kiểm soát phần lớn đối với các máy đào, nên họ có thể chuyển hướng sức mạnh hash đến các mining pool. Ngoài ra, các thợ đào có toàn quyền kiểm soát phần thưởng do họ tạo ra.
- Cho thuê Hash Power: Thợ đào thuê một phần năng lượng hash mà mining farm khởi tạo. Về cơ bản, họ đăng ký một gói được cung cấp bởi công ty cloud mining để nhận một phần lợi nhuận của mining farm. Thợ đào không cần phải trả bất kỳ khoản phí cài đặt hay bảo trì nào và phần thưởng đào được phân phối tùy thuộc vào phần sức mạnh hash mà các thợ đào kiểm soát.
Bản chất của Cloud Mining
Cũng giống như phương pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây Icloud của hãng điện thoại nổi tiếng Iphone. Dữ liệu mà người dùng muốn lưu trữ ví dụ các file ảnh sẽ được lưu trên server của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này tạo điều kiện cho người dùng có thể đăng nhập và truy xuất dữ liệu bất cứ đâu và bất cứ lúc nào với điều kiện là có kết nối mạng.
Nhìn chung thì Cloud Minning cũng có cách thức hoạt động tương tự vậy. Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi bật là nó không dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng dùng vào mục đích đào coin. Và đương nhiên, để thực hiện công đoạn đào coin này nó cần phải được kết nối mạng.
- Người dùng sẽ phải trả tiền để được quyền mua các Hashrate (sức mạnh khai thác) của các máy đào này.
- Đổi lại họ sẽ nhận được phần coin đào được.
- Tất nhiên, người dùng sẽ phải trả thêm một phần phí cho nhà cung cấp khi sử dụng dịch vụ của họ.
Đặc điểm của Cloud Mining
Trong Cloud Mining gồm có các thành phần sau:
- Nhà cung cấp dịch vụ mining: Họ sẽ cung cấp máy đào hoặc bán hashrate từ xa cho người mua. Một số bên đang cung cấp dịch vụ này: Minergate, Hashing 24, Hashflare, Genesis Mining.
- Người sử dụng dịch vụ (nhà đầu tư): Họ là những nhà đầu tư. Những người dùng này bỏ tiền để thuê/mua từ xa các máy đào này/hashrate này. Và họ sẽ nhận về phần coin tương ứng theo hợp đồng.
Hai hình thức phổ biến nhất của Cloud Mining là:
- Thuê máy đào từ xa.
- Mua Hashrate.
Đặc điểm cạnh tranh của Cloud Mining
Cloud mining như một bước đột phá mới khi nó có thể tạo ra rất nhiều giá trị cho cộng đồng:
- Tiết kiệm chi phí đầu ban đầu vào máy đào hay bảo dưỡng định kì
- Không phải tốn thời gian cho việc vận hành và theo dõi liên tục
- Không cần thiết phải có Mining farm tức kho để chứa các máy đào
- Giảm chi phí tiền điện hàng tháng vì đã được bên cung cấp dịch vu tính trong hợp đồng
- Không phải suy nghĩ nên đào loại coin gì cho hiệu quả.
Do mọi thứ đã được cung cấp từ bên thứ ba làm dịch vụ Cloud minning nên mọi thứ chỉ gói gọn trong hợp đồng có sẵn. Mọi chi phí sẽ được gom vào bản hợp đồng này với cái giá hợp lí hơn so với tự mình đầu tư tất cả.
Điểm yếu đang được khắc phục dần của Cloud Mining
Do không trực tiếp được sở hữu máy đào, cũng như không biết được các số liệu chính xác hàng ngày, nên dịch vụ Cloud Mining sẽ có một số nhược điểm như sau đối với người mua dịch vụ:
Do khi đã ký hợp đồng ở một cột mốc giá cụ thể nhưng thị trường lại biến động liên tục mà người sử dụng dịch vụ có thể bị lỗ vì chênh lệch giá. Ví dụ như khi thị trường tăng trưởng mạnh mẽ, giá coin đang lên và chi phí vận hành cùng với giá điện giảm nhưng bạn lại kí kết hợp đồng đào vào lúc giá điện cao hơn hiện tại thì bạn chỉ nhận được lợi nhuận như cam kết trước đó. Thay vì nhận được thêm phần lợi nhuận từ chi phí vận hành giảm.
Ngoài ra việc không trực tiếp sở hữu bất kì máy đào nào như tài sản hữu hình cũng là điều đáng lo ngại. Điều đó khiến người sử dụng dịch vụ cũng không biết cụ thể chính xác tình trạng máy móc đang vận hành như thế nào.
Rủi ro khi đào Cloud Mining
Như anh em đã biết, thì trường tiền kỷ thuật số đầy những rủi ro rình rập. Ngay cả việc dùng Cloud mining cũng không phải là ngoại lệ, rủi ro lớn nhất cũng nằm ở việc nhà cung cấp dịch vụ lừa đảo, scam tiền của người đầu tư.
Các bên cung cấp dịch vụ nhận tiền của nhà đầu tư nhưng chỉ vận hành một thời gian cho có sau đó “bỏ chạy” cùng với tất cả số tiền của nhà đầu tư. Hoặc thậm chí là không sở hữu bất kỳ máy đào nào.
Nó không chỉ đơn giản có thể nhận ra ngay bởi rất nhiều trường hợp các bên cung cấp dịch vụ sẵn sàng tạo lòng tịn cho khách hàng bằng cách vận hành trơn tru vào thời gian đầu. Sau đó, mọi thứ đã vào đường dây của chúng thì chỉ sau một đêm, mọi thứ sẽ biến mất cùng với số tiền nhà đầu tư bỏ ra.
Việc này không phải là không có tiền lệ. Riêng ở Việt Nam, có hai cái tên là Sky Mining và Asama Mining. Có anh em nào đang đọc bài này còn nhớ sự kiện này không?
Cân nhắc giữa thuê Cloud Mining và mua máy đào
Nếu sau những dữ liệu Vietcoin cung cấp mà anh em vẫn còn phân vân giữa việc sử dụng dịch vụ Cloud mining hay mua máy đào thì hãy xem sự so sánh đối chiếu của chúng tôi ngay sau đây:
Lưu ý khi sử dụng Cloud Mining
Về cơ bản thì trong dịch vụ Cloud Mining, anh em sẽ thuê máy hoặc thuê Hashrate của đơn bị cung cấp. Do vậy, có một số điểm cần lưu ý trước khi đặt bút ký hợp đồng:
Hashrate của máy đào trong Cloud Mining
Khả năng tính toán/ đào của máy phụ thuộc vào hashrate (hàm băm). Hàm băm càng cao thì máy càng khỏe,càng tốt & đào được nhiều coin. Chính vì vậy mà ngay từ đầu anh em phải nắm rõ xem máy mình thuê là loại nào và nó có tối ưu được lợi nhuận chưa.
Giá thuê Cloud Mining
Giá thuê ở đây là tính tổng gồm thuê máy & các chi phí phát sinh cũng như chi phí vận hành.Thường các bên cung cấp Cloud Mining sẽ ra các gói để cho nhà đầu tư tuỳ chọn.
ví dụ như dưới đây là các gói dịch vụ của Công ty đào tiền ảo Skymining có trụ sở tại Việt Nam. Sky Mining chia ra các gói đầu tư từ 100 USD – 50.000 USD để kêu gọi góp vốn mua máy đào tiền ảo, gửi Sky Mining quản lý vận hành với hứa hẹn trả vốn và lãi từ 300 – 350% trong 12 tháng.
Hợp đồng Cloud Mining
Tương tự như thuê mặt bằng để kinh doanh. Anh em thuê với kì vọng tạo ra lợi nhuận thì phải chú ý đến luôn cả những điều khoản bên trong đặc biệt là thanh toán, thời hạn cũng như quyền lợi hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia. Những kẻ hở hoặc lỗ hổng trong hợp đồng có thể sẽ mang lại bất lợi cho anh em trong tương lai.
Có nên đào Bitcoin (BTC) bằng Cloud Mining không?
Thực tế đào Bitcoin (BTC) bằng Cloud Mining rất phổ biến & được ưa chuộng. Trong khi đó tỷ suất hoàn vốn (ROI) từ cloud mining bitcoin được coi là rất có lợi. Nhưng tất cả phụ thuộc vào chi phí trả trước và giá bitcoin tại thời điểm đó. Vì về mặt kỹ thuật, bạn đang mượn sức tính toán từ bên cung cấp dịch vụ Cloud mining, giá trên mỗi gigahash mỗi giây hoặc terahash mỗi giây và phí dịch vụ có thể là yếu tố chủ chốt trong việc quyết định tỷ suất hoàn vốn thực tế của bạn.
So với việc sở hữu một máy đào GPU có giá từ $2.000 đến $8.000 cho một máy chất lượng cao, cloud mining thực sự có thể giải quyết rất nhiều vấn đề từ hóa đơn tiền điện khổng lồ cũng như tiếng ồn khó chịu và nhiệt độ cao. Bạn chỉ cần ngồi im và chờ xem phần thưởng chảy vào túi của mình, với điều kiện là bạn đã mua sức mạnh hash và chọn thời hạn đầu tư mong muốn. Nhưng, cloud mining cũng giống như bất kỳ hình thức đầu tư nào khác, không bền vững và đầy rủi ro. Hãy nhớ nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư nhé.
Tổng kết
Mặc dù hiện tại, nhà đầu tư vẫn phải đối mặt với những rủi ro rình rập trong quá trình sử dụng dịch vụ Cloud mining nhưng nhiều chuyên gia vẫn tin rằng đây là giải pháp hữu hiệu cho tương lai.