Nghiên cứu mới nhất của Deloitte cho thấy, Bitcoin thay vì đóng vai trò cạnh tranh với các đồng tiền pháp định truyền thống, còn có tiềm năng cải thiện cho chính các đồng tiền này.
Tiền pháp định là gì?
Tiền pháp định hay tiền định danh trong tiếng Anh là Fiat Money.
Tiền pháp định là tiền tệ được chính phủ của một quốc gia được phát hành, quy định, công nhận hợp pháp. Giá trị của CBDC bắt nguồn từ mối quan hệ giữa cung – cầu và sự ổn định của chính phủ phát hành, thay vì giá trị của một hàng hóa như trong hóa tệ.
Hầu hết các loại tiền giấy hiện đại là tiền pháp định, bao gồm đồng đô la Mỹ, đồng euro và các loại tiền tệ lớn khác trên toàn cầu.
Mối quan hệ giữa Bitcoin và tiền pháp định
Theo nghiên cứu mới nhất của gã khổng lồ dịch vụ tài chính Deloitte, có tên “Tiền mã hoá quốc doanh” (State-Sponsored Cryptocurrency), đồng tiền mã hoá hàng đầu hiện nay có thể là nền tảng để tạo ra một hệ sinh thái các đồng pháp định kỹ thuật số (CBDC) rẻ hơn, nhanh hơn và bảo mật hơn.
Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống tiền tệ truyền thống hiện nay cần thiết phải có sự tái cấu trúc toàn bộ hệ sinh thái, để xử lý các vấn đề như “chậm trễ, dễ xảy ra lỗi và tốn kém nhưng hiệu quả lại thấp so với các ngành công nghiệp công nghệ cao khác”.
Bitcoin với những yếu tố hỗ trợ tiền pháp định
Deloitte đã chỉ ra 5 yếu tố chủ chốt mà Bitcoin có thể hỗ trợ các đồng pháp định truyền thống “thay da đổi thịt”, đó là: tốc độ, bảo mật, hiệu quả, thanh toán xuyên biên giới và khả năng phối hợp với các công cụ thanh toán khác.
Báo cáo nghiên cứu cũng nhấn mạnh có nhiều điểm khác nhau giữa Bitcoin và các đồng CBDC (Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành). Đồng thời, nhắc lại một trong những đặc tính gắn với tình trạng lạm phát của đồng tiền truyền thống là nguồn cung tiền. Đồng CBDC không có mức trần cung tiền trên sổ cái và các chính phủ có thể tự định giá đồng CBDC do họ phát hành.
Ở góc độ này, những chính phủ phát hành CBDC toàn quốc sớm nhất, sẽ có lợi thế trong việc tác động sử dụng đồng nội tệ điện tử của họ trên thị trường và các giao dịch quốc tế. Trong môi trường CBDC, Deloitte nhận định các sàn giao dịch tiền mã hoá vẫn sẽ duy trì được vị thế như một công cụ hỗ trợ người dùng đổi tiền điện tử sang các loại tiền giấy và tính phí theo giao dịch. Khi đó, các ngân hàng đóng vai trò là người giám sát sổ cái phân tán và cạnh tranh trực tiếp với các “thợ đào” trong tiến hành giao dịch và thu lợi nhuận.
Ngoài ra, phân tích cũng cho rằng CBDC sẽ không đóng vai trò 1 đổi 1 với Bitcoin và các đồng tiền mã hoá khác. Thay vào đó, nó giúp người dùng có thêm 1 lựa chọn phương thiện thanh toán phù hợp.
Hiện nhiều nước tham gia vào cuộc đua phát triển tiền pháp định (CBDC), nhưng một trong những yếu tố chủ chốt đánh giá sự thành công của việc phát hành đồng tiền số này là khả năng được sử dụng rộng rãi đến đâu.