Chia sẻ của những phụ nữ mê Blockchain, tiền điện tử
Olayinka Odeniran, sống tại Maryland (Mỹ), sau khi tham dự một hội nghị về Bitcoin mà hầu hết thành viên là nam. Nhận thấy những sự phát triển và phụ nữ chơi tiền ảo vẫn bị phân biệt giới tính của thị trường này, Olayinka Odeniran quyết định thành lập một tổ chức về Blockchain.
Vào năm 2018 khi Odeniran tham dự 1 Hội nghị Bitcoin Bắc Mỹ diễn ra ở Miami. Tại đây, bà nhận thấy được sự chênh lệch vô cùng lớn khi chỉ 3 trong số 88 diễn giả là nữ, số còn lại là những người đàn ông da trắng. Cái gọi là “bữa tiệc kết nối” sau đó cũng được tổ chức tại một câu lạc bộ thoát y. Odeniran và những phụ nữ còn lại cảm thấy không thoải mái, ngại ngùng và thất vọng.
“Không gian của các cuộc hội nghị làm cho chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm”, Odeniran nói với CNBC. “Nhưng thay vì phàn nàn, chúng tôi quyết định kết hợp với nhau và tạo ra cộng đồng riêng”.
Odeniran chia sẻ cảm thấy thú vị khi nghĩ đến sẽ việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực tiền điện tử. Tuy nhiên, sau khi quan sát, phân tích và đánh giá xung quanh, bà nhận thấy chỉ có một số ít người phụ nữ có suy nghĩ giống mình. Bà sau đó bắt đầu tìm kiếm những phụ nữ khác và thành lập Cộng đồng Blockchain dành cho phụ nữ da màu (BWBC), với mục tiêu cung cấp cho phụ nữ da đen trên khắp thế giới các nguồn tài nguyên giáo dục để hiểu về Blockchain và xây dựng sự giàu có.
Tháng 7/2021, BWBC hợp tác với công ty phần mềm Ethereum nổi tiếng ConsenSys để khởi động chương trình đào tạo trực tuyến về Blockchain cho phụ nữ da đen trên toàn cầu, với mục tiêu giúp nửa triệu nữ giới trở thành chuyên gia về lĩnh vực này đến năm 2030. Dự kiến, sáng kiến này sẽ bắt đầu được triển khai quý III/2022.
“Chúng tôi muốn cho mọi người thấy với sự hiện diện của BWBC, không gian tiền điện tử không chỉ nam giới thống trị. Có rất nhiều phụ nữ đang làm nên những điều tuyệt vời”, Odeniran cho biết.
Odeniran không đơn độc. Có nhiều tổ chức về Blockchain và tiền điện tử khác đang do phụ nữ lãnh đạo, như tổ chức phi lợi nhuận Woman in Blockchain (WiB) hay các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) như Komorebi Collective.
Odeniran lần đầu biết đến Bitcoin năm 2016 khi đang làm giám đốc chi nhánh tại một công ty tài chính. Từ nghi ngờ, bà đi sâu nghiên cứu về nó và nhận thấy tiền số và công nghệ Blockchain sẽ giúp cộng đồng da đen tốt hơn, đặc biệt là ở khu vực châu Phi – nơi mọi người thường xuyên gặp rủi ro về lạm phát và trộm cắp.
Manasi Vora, người sáng lập WiB, cũng có suy nghĩ tương tự. Cùng biết đến Bitcoin từ 2016, Vora khi đó làm việc cho một công ty về tài chính truyền thống tại Ấn Độ. Nhưng bà nhận thấy độ rủi ro về loại hình này sau khi thủ tướng Narendra Modi cấm hầu hết các loại tiền giấy, khiến chúng mất giá gần như chỉ sau một đêm.
“Lệnh cấm gây nhiều sóng gió cho nền kinh tế Ấn Độ. Nhóm người yếu thế bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó cũng là thời điểm quan trọng mà tôi nghĩ đến tiền bạc”, Vora chia sẻ với CNBC.
Bà sau đó tìm hiểu về Bitcoin và tham gia các hội nghị về tiền số nhiều hơn. Bà cũng nhận thấy lĩnh vực này hầu hết là đàn ông tham gia. Vào năm 2017, Vora đã bỏ công việc của mình để theo đuổi tiền điện tử toàn thời gian và thành lập WiB. Thông qua tổ chức này, Vora hy vọng sẽ phá vỡ các rào cản gia nhập tiền ảo bằng cách cung cấp các tài nguyên về giáo dục.
Ngoài ra, Vora cũng là đồng sáng lập Komorebi Collective năm 2021 với mục tiêu đầu tư vào các dự án khởi nghiệp blockchain có lãnh đạo là nữ. Bà cùng WiB đã hợp tác với she256, một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích tăng cường sự đa dạng trong tiền điện tử, và quỹ Blockchain Capital để tăng cường mở rộng Komorebi Collective.
“Tính toàn diện phải là một phần lớn hơn của bất cứ cuộc thảo luận nào về tiền số. Cộng đồng lớn mạnh là yếu tố tiên quyết để đảm bảo tính an toàn cho mọi người cùng tham gia”, Kinjal Shah, đại diện Blockchain Capital, nói với CNBC.
Tuy nhiên, cả Vora và Shah đều thừa nhận chỉ riêng Blockchain là không đủ để tạo ra một hệ thống tài chính tốt và tổng thể hơn. Các rào cản như phí giao dịch cao, sự biến động mạnh về giá trị sẽ khiến nhiều người phải cân nhắc trước khi tham gia đầu tư.
“Tiền số có tiềm năng phá vỡ chu kỳ đói nghèo, nhưng phải thực hiện đúng dựa trên nhiều yếu tố. Việc chỉ xây dựng các công cụ kỹ thuật không giải quyết được tất cả các vấn đề”, Vora nhận xét.
Ngày càng nhiều phụ nữ quan tâm và sở hữu tiền điện tử
Các nghiên cứu cũng cho thấy, tiền điện tử ngày càng thu hút người dùng là nữ giới. Theo khảo sát của sàn giao dịch tiền số BlockFi của Mỹ với 1.031 phụ nữ Mỹ độ tuổi 18-65 hồi cuối tháng 1, có 1/3 cho biết họ có kế hoạch mua tiền ảo vào năm 2022, 60% trong đó dự định mua loại tiền này trong vài tháng tới.
Ấn Độ cũng là nơi phụ nữ quan tâm nhiều đến tiền kỹ thuật số. Theo Outlook India, dữ liệu từ một số sàn giao dịch tại nước này cho thấy, 10-15% các nhà đầu tư tiền điện tử là nữ, tập trung tại các thành phố lớn như Delhi, Bengaluru, Hyderabad, Pune và Lucknow. Loại tiền được sở hữu nhiều gồm Bitcoin (71%), Dogecoin (42%) và Ethereum (18%) cùng với một số NFT.
Lĩnh vực tiền điện tử vẫn là một ngành do nam giới thống trị. Theo nghiên cứu của Crypto Head, trong số 121 công ty tiền điện tử hàng đầu thế giới 2021, chỉ có 5 công ty, tương đương 4,13% có người sáng lập là phụ nữ.
Tuy nhiên, số lượng phụ nữ trong ngành này sẽ tăng lên. Khảo sát của BlockFi cho thấy, có 15% phụ nữ được hỏi cho biết họ quan tâm đến việc làm trong lĩnh vực tiền điện tử, 10% cho biết họ có kế hoạch làm việc tại các công ty tập trung vào tiền số hoặc Blockchain trong năm tới. Theo một nghiên cứu năm 2021 của công ty môi giới eToro, phụ nữ chỉ chiếm 15% trong số các nhà đầu tư Bitcoin, nhưng con số đang gia tăng. Ngay cả nữ diễn viên từng đoạt Oscar Reese Witherspoon cũng tiết lộ đang kiếm tiền từ hình thức này, trong một chương trình truyền hình đầu tháng 9.
Hãy cùng theo dõi Vietcoin tìm hiểu và biết thêm nhiều thông tin mới nhất hiện nay. Vietcoin luôn cập nhật những thông tin mới nhất và hãy để lại bình luận nếu bạn quan tâm đến tiền điện tử, Blockchain, NFT.