Khi nhắc đển lịch sử của tiền điện tử – và nhất là tiền điện tử có vốn hóa cao nhất thị trường Bitcoin (BTC) – anh em sẽ bắt gặp các loại tiền điện tử được hình thành dựa trên “bản thiết kế” của Bitcoin. Một trong những cryptocurrency đó là Dash (DASH). Vậy chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc Dash là gì?
1. Dash coin là gì?
Dash coin (DASH) là một đồng tiền điện tử với nguồn mở với hình dạng tổ chức phân cấp tự trị (DAO) do một tập hợp những người dùng, được gọi là “masternode” vận hành. Đây là một altcoin được fork ra từ giao thức Bitcoin. Đồng điện tử này giúp cho thực hiện mua bán dash nhanh hơn và không để lại dấu vết giao dịch. 45% số coin sẽ tới tay thợ đào, 45% sẽ được dành cho các masternodes và 10 % còn lại sẽ đi vào quỹ do DAO đầu tư.
2. Ứng dụng Dash coin có điểm gì khác so với BTC
Điểm khiến DASH khác biệt so với BTC nằm ở thuật toán sử dụng để đào đồng coin này. Dashcoin sử dụng thuật toán X11, đây một phiên bản cải tiến của thuật toán Proof-of-Stake (PoS). Thêm vào đó, nó còn sử dụng Conjoin mixing để tạo tính bảo mật các giao dịch trên blockchain.
Dash sử dụng một mạng lưới masternodes nhằm mục đích đơn giản hóa việc xác minh và chứng nhận cho các giao dịch. Các masternodes bao gồm nhiều nodes sở hữu một cổ phiếu ban đầu (hoặc là “trái phiếu hợp tác”, theo mô tả trong whitepaper của Dashcoin). “Mạng lưới masternode này chấp nhận cho nhà đầu tư mua bán Dash trên hệ thống nhanh chóng hơn và bảo mật hơn. Người dùng sẽ trả tiền dịch vụ và nhận khoản lời từ đầu tư,” theo chia sẻ từ các nhà đồng sáng lập.
Khi số node cần thiết giảm để chấp thuận một giao dịch, vấn đề của Bitcoin đã được đồng coin này giải quyết. Các masternode sẽ có trách nhiệm xác minh lại những giao dịch từ mạng lưới máy đào và cung cấp các dịch vụ về bảo mật và thanh toán. Ngày 16/02, đã có 4.719 masternode trong mạng lưới Dashcoin.
Mô hình quản trị của nó cũng khác so với Bitcoin và các đối thủ nặng ký khác. Hai đồng điện tử Bitcoin và Litecoin được phát triển bởi các tổ chức, xét theo cấp độ lớn hơn tương lai phát triển của LTC và BTC sẽ gắn chặt với các tổ chức này. Còn với Dash thì tiên phong với mô hình tự huy động vốn bằng cách tách phần thưởng đào từ block từ ba thành phần riêng biệt: masternode, thợ đào và quỹ DAO. Masternode đóng vai trò cực kì quan trọng: họ quyết định định hướng phát triển tương lai cho đồng điện tử này.
3. Dash hoạt động như thế nào?
Masternodes
Masternode là tập hợp người dùng sở hữu hơn 1000 DASH. Các Masternode này đóng vai trò như DAO (Tổ chức tự trị phi tập trung) trong mạng DASH. Họ sở hữu cho mình nhiều đòn bẩy hơn những người dùng nhỏ hơn, cùng với đó là khả năng vận hành các chức năng khác nhau trong chuỗi khối, cũng như quản lý mạng lưới. Để làm được như vậy, các Masternode cần phải chi rất nhiều tiền để chạy mọi dịch vụ trong mạng.
Masternode được thưởng giống như cách mà các thợ đào được thưởng. Bất cứ khi nào 1 DASH được khai thác, 45% được khai thác sẽ được chuyển đến người chịu trách nhiệm khai thác, 45% khác được chuyển đến Masternodes để thưởng cho họ vì những đóng góp của họ trong việc vận hành chuỗi khối của nó và 10% còn lại được sử dụng bởi DAO để cải thiện mạng Dash trên các lĩnh vực khác.
PrivateSend
PrivateSend (giao dịch riêng tư) giúp người dùng có thể bảo mật các giao dịch, thậm chí nhiều hơn so với trước đây. Người dùng có các tùy chọn để thực hiện các giao dịch hoàn toàn không thể theo dõi và ẩn đối với những người dùng khác.
Nói cách khác, người dùng có thể không kiểm tra được lịch sử giao dịch DASH, số tiền giao dịch hoặc thậm chí địa chỉ của bạn. PrivateSend đã làm cho nó trở thành một trong những loại tiền điện tử nổi bật nhất thời điểm ra mắt khi nói đến tính ẩn danh và bảo mật. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại vào khoảng 2021-2022 thì những ưu thế đó dần trở nên mờ nhạt khi có nhiều công nghệ mới ra đời.
InstantSend
InstantSend (giao dịch tức thì) là một tính năng khác mà Masternodes có thể làm cho người dùng. Dịch vụ này giúp các giao dịch của nó trở nên nhanh hơn các loại tiền điện tử thế hệ cũ. Cụ thể, cần khoảng vài giây để hoàn thành giao dịch cùng một khoản phí rất nhỏ cho Masternodes. Tuy nhiên nếu so sánh với các loại Coin thế hệ mới hiện nay như Solana với 2972 giao dịch mỗi giây thì tốc độ đó vẫn rất chậm.
4. Giá trị của Dash
Vì Dash là loại Cryptocurrency phân cấp nên giá trị không được quyết định bởi những loại hàng hoá hữu hình mà chỉ dựa vào hệ thống toán học. Nó sở hữu một thuật toán công khai minh bạch tất cả nguồn cung tồn tại trên hệ thống. Đó là một phần mềm mã nguồn mở và bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa được
5. Mua bán DASH ở đâu?
Để xem đồ biến động giá Dashcoin – Dữ liệu: Coinmarketcap
Đây là một đồng tiền lớn trên thị trường tiền điện tử, cũng vì thể nên nó được gần như tất cả các sàn lớn hỗ trợ như Binance, Huobi, Bittrex…
Ngoài ra anh em còn có thể dễ dàng mua đồng coin này từ các trang web như santienao, remitano hoặc qua các sàn giao dịch OTC.
6. Tạo ví Dashcoin – Lưu trữ Dashcoin ở đâu?
Hiện có rất nhiều ví tích trữ Dash coin an toàn như Trezor hay Ledger Nano S. Tuy nhiên Việt Coin đánh giá cao việc sử dụng ví Trezor hơn vì nó có nhiều ưu điểm nổi bật như giá thành rẻ, lưu trữ được nhiều loại tiền ảo khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple, Zcash và nhiều loại Altcoins khác. Cách tạo ví cũng khá đơn giản, bạn có thể tạo ví trực tiếp ngay trên website của Dashcoin.
Về mức độ bảo mật của Trezor thì không có gì để bàn cãi, được thiết kế đặc trưng dạng USB, nếu bạn có lỡ đánh mất thì vẫn có thể phục hồi lại được dễ dàng, thêm vào đó Trezor được tích hợp tính năng chống các phần mềm độc hại trên máy tính.
Trên đây là bài viết khá chi tiết về Dashcoin, Việt Coin hi vọng sẽ giúp anh em đang tìm hiểu về đồng Dash sẽ có cái nhìn tổng quan và có thể đưa ra được quyết định rằng có nên đầu tư vào đồng điện tử này hay là không?