HomeKiến ThứcSolana là gì? 3 điều mà các nhà đầu tư mới không...

Solana là gì? 3 điều mà các nhà đầu tư mới không được bỏ qua

Solana là gì? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì? Đây chính là top những câu hỏi mà bạn đọc đã gửi về Việt Coin rất nhiều. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó, cùng theo dõi nhé!

Solana là gì?

Solana (SOL) là một dự án có vai trò hỗ trợ các ứng dụng tài chính phi tập trung, Blockchain mở và các hợp đồng thông minh (Smart Contracts) với hiệu quả cao. SOL được xem là một dự án Blockchain khá nổi tiếng trong năm 2020, với sự tăng trưởng chóng mặt, Solona trở thành đồng tiền có ảnh hưởng cho đến thời điểm hiện tại.

Hệ sinh thái của Solana mang đến một khả năng phân cấp và chế độ bảo mật cao trên diện rộng. Bên cạnh đó, nền tảng của blockchain Solana là base-layer (lớp nền tảng) với khả năng mở rộng đạt tới trên 700.000 TPS (số lượng giao dịch xử lý trong mỗi giây) mà không cần áp dụng lớp thứ 2. Hơn nữa, dự án này cũng có phí giao dịch thấp, chỉ khoảng 0.00005 đô la.

Solana là gì? 3 điều mà các nhà đầu tư mới không được bỏ qua
Solana là một Blockchain mở và là một đồng tiền điện tử có tiềm năng (Nguồn: Internet)

Mục tiêu của Solana là cung cấp một nền tảng để các nhà phát triển đưa ra những ứng dụng phi tập trung. Đồng thời giúp giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ đa ngôn ngữ cũng như tăng hiệu suất hoạt động của các giao dịch.

Solana ra đời giúp cải thiện khả năng mở rộng của blockchain mà không phải đánh đổi bằng việc suy giảm bảo mật hay mất đi tính phi tập trung của nó. SOL sử dụng Proof of History kết hợp với Proof of Stake chứ không lựa chọn giải pháp phân đoạn dữ liệu (sharding).

Cách thức hoạt động của Solona là gì?

Solana sử dụng các loại thuật toán đồng thuận PoS (Proof-of-Stake), cùng với PoH (Proof of History) cho giải pháp mở rộng quy mô. PoH sẽ được sử dụng trong việc xác minh thứ tự và dòng chuyển biến thời gian giữa các giao dịch đang diễn ra, với mục tiêu mã hóa các dòng thời gian trôi qua không đáng tin cậy vào blockchain. Thuật toán PoS sẽ được sử dụng để xác thực các khối được tạo ra bởi PoH.

Solana là gì? 3 điều mà các nhà đầu tư mới không được bỏ qua
Biểu đồ mô tả cách thức hoạt động của Solana (Nguồn: Internet)

Điều này có nghĩa là khi có người đặt lệnh giao dịch, các lệnh này sẽ được gửi vào trong mạng lưới Solana. Trình tạo thuật toán PoH (Leader) sẽ xác định thời gian giao dịch, sau đó gắn vào một hàm băm trong chuỗi giao dịch. Kế tiếp các giao dịch này sẽ được truyền đến các node verifier nhằm xác nhận và tạo trạng thái giao dịch trước khi chuyển lại vào Leader.

Solana token là gì ?

Solana token có ký hiệu là SOL. Đây là một loại token hoạt động trên nền tảng của dự án Solana, hay còn được gọi là đồng tiền điện tử SOL. Hiểu theo một cách khác thì SOL chính là một phần của Solana. Nó thường được sử dụng với các vai trò chủ yếu gồm:

  • Stake: Hiện Solana đang trong quá trình kích hoạt phần thưởng cho những ai stake SOL để đổi lấy năng lượng và hỗ trợ mạng.
  • Phí: SOL được dùng chủ yếu để thanh toán các loại phí trong mạng lưới của hệ sinh thái Solana như phí Smart Contract, phí giao dịch,…
  • Phần thưởng: SOL còn được dùng làm phần thưởng cho các Nodes/Stalker nhằm mục đích đảm bảo cho mạng lưới sẽ hoạt động ổn định trong thời gian dài.
  • Quản trị: Vai trò cuối cùng của SOL là dùng để bỏ phiếu cho các hoạt động quản trị trong mạng lưới của Solana.
Solana là gì? 3 điều mà các nhà đầu tư mới không được bỏ qua
SOL chính là tiền điện tử được tạo ra trên nền tảng Solana (Nguồn: Internet)

Theo dự báo của các chuyên gia tài chính thì SOL sẽ là tiền điện tử đáng đầu tư trong tương lai. Vì những ưu điểm mà chúng mang lại phù hợp với xu hướng giao dịch tiền ảo hiện nay.

Solana có gì nổi bật so với những nền tảng khác

Proof of History (PoH)

Thuật toán này sẽ xác minh thứ tự và thời gian giữa các giao dịch, ngoài ra còn giúp giảm tải cho các nút mạng (nodes) khi xử lý khối bằng cách cung cấp một phương tiện mã hóa thời gian vào blockchain.

Cơ chế Tower BFT

Đây là một phiên bản PoH của cơ chế đồng thuận PBFT. Thuật toán này hoạt động dựa trên sự biểu quyết của số lượng người xác thực bỏ phiếu cho thứ tự các sự kiện. Khi có ⅔ số người tham gia biểu quyết, Tower BFT sẽ đưa đến quyết định cuối cùng.

Turbine – Giao thức truyền chuỗi khối

Nếu số lượng các node tăng lên thì sẽ tốn nhiều thời gian hơn để truyền tải dữ liệu. Lúc này Turbine sẽ chia nhỏ thông tin và chuyển đến các vùng lân cận. Việc làm này giúp Solana tăng khả năng giải quyết tắc ngẽn băng thông và giúp giao dịch được thực hiện nhanh hơn.

Sealevel

Sealevel là một công cụ sử lý giao dịch song song, nó được thiết kế theo chiều ngang mở rộng, có sự khác biệt với các blockchain khác chỉ xử lý đơn luồng và một chiều.

Giao thức Gulfstream 

Giao thức này cho phép các nút thực hiện giao dịch trước thời hạn và có thể mở rộng lên đến 50,000 giao dịch trên một giây.

CloudBreak – Bộ nhớ mở rộng theo thời gian

Bộ nhớ này giúp tối ưu khả năng lọc và ghi nhớ dữ liệu. Lúc này, các ổ đĩa trong hệ thống sẽ được tăng thêm. Từ đó, giúp hệ thống đạt được khả năng mở rộng và không đắng đo về phân mảnh dữ liệu.

Pipelining – Đơn vị xử lý giao dịch

Pipeline sẽ đảm bảo rằng tất cả các bộ phận sẽ hoạt động hiệu quả khi có luồng dữ liệu đầu vào cần xử lý nhiều bước và mỗi phần cứng sẽ chịu trách nhiệm cho từng bước đó.

Archivers – Lưu trữ dữ liệu

Cho phép tất cả các nút mạng sao chép thông tin từ chuỗi khối theo không gian có sẵn trên phần cứng của chúng.

Có nên đầu tư Solana không?

Solana dường như được tiếp thêm cánh và trở nên rất hot khi FTX bắt đầu dự án DeFi đầu tiên trên nền tảng Blockchain của mình. Sau đây, chúng tôi sẽ nêu lên quan điểm của mình liệu có nên đầu tư vào Sol hay không.

Khúc mắc lớn nhất của Ethereum có lẽ là khả năng mở rộng và tính ổn định để các nhà lập trình có thể phát triển Dapps trên Ethereum lâu dài. Nhưng từ khi ra mắt Solana đã giải quyết được những vấn đề này.

Với khả năng mở rộng cao, Solana hiện hỗ trợ hơn 50,000 giao dịch mỗi giây. Đồng thời duy trì thời gian khối là 400 mili giây mà không cần các giải pháp phức tạp như sharding hoặc layer 2. Độ trễ thấp, tương đương 1 giây. Phí thấp uớc tính 10 đô la cho 1 triệu giao dịch. Cuối cùng rust là ngôn ngữ lập trình hàng đầu (hỗ trợ cho C, C ++ và Libra’s Move).

Solana có vẻ như đang gặp thiên thời, địa lợi khi ra mắt đúng trend DeFi, giải quyết đúng nỗi đau phí giao dịch đắt và chậm ở Ethereum. Liệu Solana có tận dụng được cơ hội này để vươn lên đứng cạnh với Ethereum hay không? Cùng đón chờ những cập nhập trong thời gian tiếp theo của chúng tôi.

Trãi Dương (Tổng hợp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIn nhanh