DeFi – Mô hình tài chính phi tập trung là một xu hướng nổi bật trong lĩnh vực đầu tư tài chính, đặc biệt là trên thị trường tiền điện tử Crypto. DeFi được nói đến như một cuộc cách mạng, khai phá ra hướng đi mới cho toàn bộ lĩnh vực này trên toàn cầu. Vậy cụ thể thì DeFi là gì? Defi bao gồm những thành phần nào? Anh em hãy cùng Việt Coin khám phá qua bài viết sau đây nhé!
DeFi là gì?
DeFi (Decentralized Finance) được hiểu là một nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà ở đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính sẽ được quản lý phi tập trung.
Hiểu theo cách đơn giản, thì DeFi được coi là tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo ra 1 nền tài chính mở, mà ở đó mọi người đều có quyền truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào mà không chịu được sự chi phối bởi bất cứ cá nhân hay tổ chức tập trung quyền lực nào.
DeFi gắn liền với “Non-Custodial”, tức là không uỷ thác. Cũng chính nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà chúng ta thường gọi nó là Open Finance hay tài chính mở.
Bản chất của DeFi
DeFi được vận hành và ứng dụng công nghệ blockchain. Do đó, nó tận dụng được các ưu điểm của blockchain:
- Tính phi tập trung: Vai trò của cơ quan chức năng hay tổ chức không tồn tại.
- Không cần sự cho phép: Người dùng không phải đăng ký với thủ tục phức tạp, ở đây hoàn toàn bình đẳng.
- Chi phí thấp: Mọi chi phí qua bên thứ 3 đều được cắt giảm, vì không chịu sự quản lý của bên thứ 3 hay tổ chức cơ quan nào.
- Tính minh bạch: Mọi hoạt động đều được ghi nhận công khai trên hệ thống, vì những yếu tố do con người tác động sẽ được hạn chế.
- Không cần uỷ thác: Người dùng không cần uỷ thác tài sản cho bên thứ 3. Vai trò này sẽ là Smart Contract đảm nhận đồng thời duy trì luật chơi trong thị trường DeFi.
Các thành phần của DeFi
Thời điểm vào năm 2020, DeFi bao gồm:
- Lending & Borrowing platform (các nền tảng vay & cho vay).
- DEX (các sàn phi tập trung).
- Các đồng Stablecoin phi tập trung.
- Payment (các hình thức thanh toán phi tập trung).
- Derivatives (các dự án phái sinh phi tập trung).
Tuy nhiên, DeFi ở 2022 đã không dừng lại với những thành phần như trên, mà nó phát triển trên nhiều hệ sinh thái khác nhau. Việt coin sẽ đề cập chi tiết hơn ở bên dưới.
Decentralized Stablecoins
Stablecoin là loại cryptocurrency được xây dựng với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility), bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…) hoặc cũng có thể là một đồng tiền điện tử khác.
Việt Coin sẽ chia Stablecoin thành 2 thế hệ:
- Stablecoin 1.0 bao gồm các đồng tiền có tính ổn định được phát hành dựa trên tài sản thế chấp là các commodity tập trung như đô la USD, vàng (USDT, USDC, TUSD,..).
- Stablecoin 2.0 (Decentralized Stablecoins) được phát hành dựa vào sự thế chấp của các loại crypto (DeFi) khác. Hiểu theo cách đơn giản là anh em có thể thế chấp 1 lượng crypto của mình để có thể phát hành ra stablecoin (có số lượng nhỏ hơn).
Hầu như trong dự án Stablecoin 2.0, thường có 1 token quản trị, gọi là Governance token. Đây chính là token mà anh em có thể đưa ra quyết định đầu tư vào nó.
Một số dự án nổi bật cần phải được nhắc đến như: MakerDAO (MKR), Terra (LUNA), Just (JST), Reserve (RSR), Kava (KAVA), Venus (XVS).
Decentralized Lending and Borrowing
Đây là nền tảng vay và cho vay phi tập trung, hai chủ thể chính trong Lending & Borrowing là:
- Lenders (depositors): Sử dụng các tài sản hoặc tiền để cho các Borrower vay với tỉ lệ lãi suất nhất định. Sau 1 khoảng thời gian nhất định, họ sẽ nhận về được vốn gốc và lãi suất như thoả thuận.
- Borrowers (loan takers): Vay tiền hoặc tài sản từ các Lender và sẵn sàng trả lãi cho số tiền đó.
Một số dự án nổi bật ở đây là: AAVE, MakerDAO, Osis, BZRX, Fulcrum, Compound, Dharma.
Decentralized Insurance
Decentralized Insurance là một hình thức bảo hiểm phi tập trung cho những người dùng trong các ứng dụng DeFi.
Bảo hiểm trong DeFi sẽ có 3 bên:
- Người mua bảo hiểm: đây là người sẽ trực tiếp nhận được quyền lợi khi mua bảo hiểm, họ muốn bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro khi tham gia vào không gian mã hóa, hay các sản phẩm liên quan tới DeFi. Lúc này họ sẽ mua bảo hiểm liên quan và trường hợp có sự cố xảy ra thì họ sẽ được bồi thường theo như hợp đồng trong Smart Contract.
- Người đánh giá rủi ro: Là những người đặt sự tin tưởng lên hệ thống này, họ sẽ bỏ tiền của mình ra bảo hiểm cho những người khác. Khi họ bỏ tiền ra mua bảo hiểm thì số tiền này sẽ được chia cho những người đánh giá rủi ro này.
- Người đánh giá yêu cầu bồi thường: Đây là những người sẽ đánh giá yêu cầu bồi thường của anh em có được chấp nhận hay không.
Cả 3 bên sẽ phối hợp với nhau, rủi ro cũng sẽ được phân chia trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm phi tập trung.
Các dự án nổi bật trong mảng Decentralized Insurance: Hakka Finance (3F Mutual), Yearn Insurance, Nexus Mutual, Opin.
Decentralized Exchanges (DEX)
DEX (Decentralized Exchange) là các sàn giao dịch tiền điện tử được hình thành và phát triển một cách phi tập trung trên nền tảng Blockchain. DEX chấp nhận cho việc giao dịch mua bán được diễn ra ngang hàng ngay trên mạng lưới Blockchain mà không cần phải thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào.
Các dự án nổi bật ở đây là: Sushiswap (SUSHI), Uniswap (UNI), 1Inch, Balancer (BAL), Curve (CRV).
Liquidity Mining
Liquidity Mining là hình thức chấp nhận cho người dùng kiếm lợi nhuận bằng cách cung cấp thanh khoản đồng coin mà họ có trên sàn giao dịch. Đổi lại người tham gia sẽ nhận được phần thưởng thường là các đồng governance token. Đến năm 2021, Yield Farming đã không còn giữ được sức hấp dẫn như những ngày đầu tiên, nhưng đây vẫn là hình thức chính để bootstrap liquidity.
Cũng vì thế nên ở đây, Việt Coin sẽ không đưa ra những dự án nổi bật, bởi vì hiện tại đây là đơn thuần chỉ là công cụ.
Decentralized Oracles
Oracle là một hệ thống cung cấp dữ liệu theo thời gian thực cho các blockchain và smart contract. Nhờ có Oracle, blockchain và smart contract (on-chain) đã có thể tương tác với dữ liệu bên ngoài (off-chain).
Với các dự án về mảng Oracle anh em nên biết: Chainlink (LINK), Band Protocol (BAND), DIA, Tellor (TRB).
Các dự án về mảng Oracle anh em nên biết: Chainlink (LINK), Band Protocol (BAND), DIA, Tellor (TRB).
Decentralized Derivatives
Trong DeFi, Decentralized Derivatives là hình thức giao dịch phái sinh phi tập trung dựa trên giá trị của các đồng Crypto. Hiểu một cách đơn giản hơn là anh em sẽ giao dịch qua lại với nhau dựa trên giá của các đồng Crypto, chứ không phải trực tiếp sở hữu và mua bán các đồng Crypto ấy.
Các sản phẩm phái sinh phi tập trung: dYdX, Perpertual Protocol.
DeFi coin là gì? Tiêu chí chọn DeFi coin tiềm năng
DeFi coin là đồng coin /token của các dự án DeFi. Một số tiêu chí để lựa chọn được đồng coin DeFi tiềm năng như:
- Blockchain buộc phải là phiên bản mới, có khả năng mở rộng và lưu trữ tốt cùng khả năng bảo mật cao.
- Được rót vốn bởi các quỹ hay nhà đầu tư uy tín.
- Đội ngũ phát triển dự án có kinh nghiệm trong thị trường crypto & quan trọng là phải hiểu cách thị trường vận hành. DeFi hiện tại đang phát triển khá tương đồng thị trường tài chính truyền thống (Trafi). Vì vậy nếu 1 đội ngũ hiểu “money game” ở thị trường Trafi sẽ là 1 lợi thế không nhỏ.
- Dự án định vị đúng trend hiện tại. Hoặc nếu dự án không phát triển theo trend, thì phải phát triển và xây dựng trong phân khúc thiết yếu.
- Có các sản phẩm, ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng, mang lại trải nghiệm người dùng tốt.
Hiện tại, đây chỉ mới là giai đoạn đầu của DeFi và cả thị trường crypto này thôi. Và việc chúng ta cần phải làm là tìm hiểu thật kỹ về những chủ đề, nhóm coin mà anh em quan tâm trước khi xuống tiền đầu tư. Việt Coin tin rằng chỉ có kiến thức vững chắc của chính anh em mới có thể giúp chúng ta kiếm lợi nhuận bền vững trong thị trường.
Với bài viết này, mong là anh em có thể hiểu được DeFi là gì cũng như những mảnh ghép bên trong DeFi. Nếu anh em còn bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến khác, đừng ngại để lại comment phía dưới để thảo luận cùng Việt Coin nhé!